GFP đã đưa ra báo cáo thường niên kể từ năm 2006, xếp hạng 145 quốc gia trên thế giới dựa trên "khả năng tác chiến trên bộ, trên biển và trên không với các phương tiện thông thường".
Mỹ dẫn đầu thế giới về mặt công nghệ và phát triển trong các lĩnh vực y tế, hàng không vũ trụ và máy tính/viễn thông quan trọng. Ảnh: AP
Bảng xếp hạng xem xét các yếu tố bao gồm số lượng thiết bị quân sự và quân đội mà mỗi quốc gia có, cũng như tình hình tài chính, địa lý và nguồn lực sẵn có.
Đáng chú ý, bảng xếp hạng chỉ đánh giá quân đội theo quan điểm thông thường mà bỏ qua khả năng tấn công hạt nhân. GFP dựa trên hơn 60 yếu tố để đưa ra điểm PowerIndex và điểm càng gần 0 thì quân đội càng mạnh.
Theo GFP, Mỹ dẫn đầu thế giới về mặt công nghệ và phát triển trong các lĩnh vực y tế, hàng không vũ trụ và máy tính/viễn thông quan trọng với điểm PowerIndex là 0,0712. Các tính toán của GFP bao gồm quy mô ngân sách của Lầu Năm Góc với hơn 750 tỉ USD, nhiều hơn 3 lần so với Trung Quốc, đội tàu sân bay của Hải quân Mỹ và quy mô của Không quân Mỹ.
Theo đài RT, GFP cho rằng cuộc xung đột ở Ukraine đã cho thấy những hạn chế chính trong khả năng quân sự của Nga về khâu chuẩn bị, lãnh đạo, huấn luyện và cung cấp. Số điểm PowerIndex của Nga là 0,0714.
GFP cho rằng cuộc xung đột ở Ukraine đã cho thấy những hạn chế chính trong khả năng quân sự của Nga. Ảnh: Reuters
Theo tờ Business Insider, Trung Quốc đã phát triển sức mạnh quân sự nhanh chóng trong những năm gần đây. GFP xếp Trung Quốc đứng đầu về quân số thường trực và sức mạnh của hạm đội hải quân. Điểm PowerIndex của Trung Quốc là 0,0722. Tính đến tháng 4-2023, lực lượng thường trực ở Trung Quốc có quân số lên tới hơn 761 triệu người, cùng với 50 tàu khu trục, 78 tàu ngầm và nhiều tài sản quân sự khác.
GFP cho biết Trung Quốc có lợi thế đặc biệt về kinh tế, nhân lực và tập trung tăng cường khả năng tác chiến trên bộ, trên biển và trên không. Nếu xu hướng này tiếp tục, Trung Quốc sẽ trở thành đối thủ quân sự chính của Mỹ trên toàn cầu.
Cũng theo danh sách, còn có Ấn Độ (thứ 4), Anh (thứ 5), Hàn Quốc (thứ 6), Pakistan (thứ 7), Nhật Bản (thứ 8), Pháp (thứ 9), Ý (thứ 10), Thổ Nhĩ Kỳ (thứ 11). Trong khi đó, Ukraine xếp vị trí 15 và Đức là 25.
Việt Nam trong tốp 10 về tổng nhân lực tại ngũ và đội pháo tự hành
GFP xếp Việt Nam ở vị trí thứ 19 trong bản xếp hạng với điểm PowerIndex là 0,2855. Báo cáo cho biết tính đến tháng 1-2023, Việt Nam có hơn 53 triệu người được xem là nhân lực quân sự sẵn có, với ước tính khoảng 470.000 quân nhân tại ngũ (cao thứ 9 trên thế giới), bên cạnh 2,5 triệu quân dự bị.
Link nội dung: https://thuonghieudoanhnhan.net.vn/suc-manh-quan-su-trung-quoc-bam-sat-nga-sap-thanh-doi-thu-chinh-cua-my-a10497.html