Các xu hướng gần đây trong chuyển đổi số ngân hàng phản ánh rất rõ điều đó.
Định hướng chung của việc chuyển đổi ngân hàng số là: Cung cấp các dịch vụ tài chính một cách dễ dàng và minh bạch; Tạo điều kiện sử dụng ngân hàng di động khi đang di chuyển và chấp nhận thanh toán theo thời gian thực từ các nơi khác trên thế giới chỉ bằng nút chạm; Giảm thời gian và nguồn lực sử dụng cho các giao dịch tài chính; Hoạt động trên toàn cầu và tăng khả năng chấp nhận của các ngân hàng, nhằm mục đích tăng trưởng kinh doanh.
Dưới đây là 10 xu hướng số mới nhất giúp ngân hàng cải tiến và phục vụ thành công nhu cầu của khách hàng.
1. Mở rộng và minh bạch
Theo nghiên cứu của Raconteur, niềm tin là yếu tố thứ hai khi khách hàng tìm kiếm các sản phẩm tài chính, vì vậy các ngân hàng cần xây dựng niềm tin với khách hàng của mình. Nhu cầu này đã tạo ra khái niệm về "tính minh bạch triệt để" - xu hướng tạo ra một môi trường cởi mở và trung thực cho khách hàng.
2. Cá nhân hóa bằng dữ liệu
Dữ liệu lớn (Big data), Trí tuệ nhân tạo (AI) và máy học (ML) giúp các nhà tiếp thị tài chính cung cấp nhiều trải nghiệm cá nhân hóa hơn cho người dùng. Trong kỷ nguyên số, việc cá nhân hóa không chỉ đề cập đến dữ liệu cơ bản như tên của khách hàng. Thay vào đó, nó bao gồm việc biết khách hàng thích và không thích gì và phát triển các gói sản phẩm và dịch vụ ngân hàng độc đáo cho từng khách hàng theo yêu cầu và mong muốn của họ. Mỗi khách hàng của ngân hàng số có thể nhận được các xu hướng tài chính được cá nhân hóa.
3. AI cung cấp nhiều dịch vụ có mục tiêu hơn
Với sự trợ giúp của AI và ML, một ngân hàng có thể: Hiểu nhu cầu của khách hàng nhanh hơn trong thời gian thực; Xác định và cung cấp các giải pháp dựa trên dữ liệu cho những vấn đề này; Thực hiện các phân tích nhanh hơn để trở nên hiệu quả và năng suất hơn; Phát triển các chiến lược quan trọng cho doanh nghiệp bởi dữ liệu có giá trị.
4. Điện toán đám mây
Người ta kỳ vọng có sự thay đổi lớn đối với điện toán đám mây trong lĩnh vực ngân hàng trong năm 2023 vì nó mang lại cho các ngân hàng những lợi ích như: Hiệu quả chi phí; Khả năng mở rộng toàn cầu; Tăng năng suất; Tốc độ; Bảo mật đầy đủ; Độ tin cậy; Sự tiện lợi.
Các tổ chức tài chính có thể giảm thiểu rủi ro mất dữ liệu trong trường hợp xảy ra bất kỳ thảm họa hoặc thiên tai nào. Thêm vào đó, điện toán đám mây giúp các ngân hàng loại bỏ các silo dữ liệu khổng lồ, cũng như loại bỏ nhu cầu về máy chủ, hệ thống và nhân sự quản lý chúng.
5. Tự động hóa giúp sử dụng thời gian và chi phí một cách hiệu quả
Tự động hóa có thể thay đổi quy trình kinh doanh nội bộ của ngân hàng. Chẳng hạn, người quản lý có thể lập kế hoạch và đưa ra quyết định thay vì viết và đọc báo cáo theo cách thủ công; Không phải tạo báo cáo và phân tích thủ công, nghĩa là họ có nhiều thời gian hơn để tập trung vào các nhiệm vụ có giá trị khác. Ngoài ra, các giải pháp tự động hóa và kỹ thuật số còn giúp giảm chi phí, tăng hiệu quả, tiết kiệm thời gian để các ngân hàng tập trung vào đổi mới.
6. Không để xảy ra lỗi hệ thống
Với sự gia tăng người dùng ngân hàng số, ngân hàng không thể để máy chủ ngừng hoạt động do lỗi. Thậm chí một vài phút có thể phá hủy uy tín mà họ đã tạo ra trong nhiều thập kỷ. Ví dụ, sự cố ngừng hoạt động hệ thống của Ngân hàng Nhà nước Ấn Độ từng dẫn đến tổn thất doanh thu lớn cho ngân hàng này. Có tới hàng triệu giao dịch tài chính diễn ra trên nền tảng mỗi giờ, vì vậy mỗi phút, mỗi giây đều có giá trị.
Những trục trặc kỹ thuật sẽ làm dấy lên nhiều lo ngại về uy tín và độ tin cậy của tổ chức. Do đó, các ngân hàng cần đầu tư thời gian và tiền bạc để đảm bảo rằng hệ thống của luôn hoạt động không có lỗi.
7. Bảo mật và quyền riêng tư
An ninh mạng hiện đang trở thành nhu cầu tiêu dùng lớn đối với bất kỳ ngân hàng số nào.
Theo một cuộc khảo sát gần đây của CSIweb: 58% mọi người sẽ ngừng sử dụng dịch vụ của tổ chức tài chính nếu họ gặp phải vi phạm quyền riêng tư; 28% khách hàng của ngân hàng nói rằng tài khoản ngân hàng của họ đã bị tấn công mạng ít nhất một lần trong đời.
Để đảm bảo an ninh và quyền riêng tư, các ngân hàng cần: Đầu tư vào hệ thống bảo mật để tránh rủi ro bị tấn công mạng; Thực hiện kiểm tra bảo mật chi tiết và liên tục đối với hệ thống của ngân hàng để giảm thiểu các điểm yếu và sai sót; Bảo vệ khách hàng khỏi hành vi lừa đảo; Truyền thông tới khách hàng về an ninh mạng và cách tự bảo vệ mình khỏi bất kỳ cuộc tấn công nào.8. Tốc độ và phản ứng
Theo một cuộc khảo sát của Mckinsey, 59% ngân hàng thiếu sự kịp thời do thiếu sự hợp tác giữa các phòng ban. Tốc độ là thứ có thể mang lại lợi thế cạnh tranh cho bất kỳ ngân hàng nào. Các doanh nghiệp giờ đây cần đưa ra quyết định nhanh chóng hơn, đòi hỏi đối tác ngân hàng đáng tin cậy và nhanh chóng để chuyển tiền của họ.
9. Tính năng và thiết kế trực quan
Giao diện lập trình ứng dụng trực quan và thân thiện với người dùng hiện là một yêu cầu quan trọng. Khách hàng thích đồ thị, đồ họa thông tin và các mô-đun tương tác. Vì vậy, các ngân hàng nên đầu tư nhiều hơn cho các ứng dụng trên các thiết bị di động và website.
10. Tầm quan trọng của trực quan hoá (Visualization)
Người dùng hiện nay đề cao hình ảnh trực quan. Trải nghiệm người dùng đóng một vai trò quan trọng trong lợi thế cạnh tranh của bất kỳ tổ chức tài chính nào. Ngân hàng số cần tạo ra các hệ thống trực quan hấp dẫn để thu hút sự chú ý của khách hàng.
Các ngân hàng ngày nay sẽ đầu tư vào việc tạo ra các ứng dụng ngân hàng di động sáng tạo để mang lại cho khách hàng trải nghiệm tối ưu cùng với chức năng hiện đại trên ứng dụng.
Kết luận
Các ngân hàng sẽ bắt đầu sử dụng các công nghệ tiên tiến như AI, điện toán đám mây và máy học để đạt được lợi thế cạnh tranh so với các ngân hàng khác. Các chính sách và tiêu chuẩn của các ngân hàng cũng sẽ trở nên cởi mở và tùy biến hơn rất nhiều. Và tất nhiên, các Ngân hàng sẽ giới thiệu các sản phẩm phù hợp để đáp ứng nhu cầu mới của khách hàng.
Nguồn: Geniusee