Khủng hoảng năng lượng toàn cầu tiếp tục diễn biến phức tạp, kể từ căng thẳng giữa Nga - Ukraine vào tháng 2/2022 và các biện pháp trừng phạt sau đó của phương Tây đã tạo ra áp lực mới đối với năng lượng. Đặc biệt, trong bối cảnh nguồn cung hạn hẹp và không đủ để đáp ứng nhu cầu cho nền kinh tế đang phục hồi sau đại dịch Covid-19 đưa cuộc khủng hoảng ngày càng leo thang.
“Cơn lốc” khủng hoảng năng lượng toàn cầu 2023 tiếp tục diễn biến phức tạp. Ảnh sưu tầm
Ghi nhận, giá khí đốt tự nhiên đạt mức cao nhất trong nhiều năm và giá dầu lên gần 140 USD/thùng, gần mức kỷ lục mọi thời đại, gây ra vòng xoáy lạm phát hậu đại dịch, tạo ra cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt ở nhiều quốc gia.
Hiện, các quốc gia châu Âu vội vã tìm mọi cách để đảm bảo nguồn năng lượng cho mùa đông. Các nền kinh tế lớn trên thế giới cũng đã và đang làm mọi cách để tìm nguồn năng lượng thay thế cho nguồn cung từ Nga. Các chính phủ đẩy nhanh triển khai năng lượng mặt trời và gió, nhưng cũng đẩy mạnh mua than, khiến các mục tiêu về biến đổi khí hậu đã bị trì hoãn.
Bởi, hệ luỵ của cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu vô cùng lớn. Nhiều quốc gia châu Âu đã tiêu tốn hàng trăm tỷ Euro để ứng phó với khủng hoảng năng lượng. Từ tháng 9/2021 đến nay, các nước trong Liên minh châu Âu (EU) đã phân bổ 681 tỷ Euro xử lý cuộc khủng hoảng này, cộng thêm 103 tỷ Euro được phân bổ ở Anh và 8,1 tỷ Euro ở Na Uy...
Bước sang năm 2023, tình trạng lộn xộn vẫn chưa kết thúc, nhất là trong quý đầu năm, dù nhiều nền công nghiệp lớn đã có chuẩn bị để đối phó với những hạn chế về nguồn cung. Đơn cử tại Đức, kể từ ngày 1/9/2022, tất cả các công trình công cộng, hội trường thành phố, tòa nhà hành chính, thư viện và bảo tàng ở Berlin chỉ được bật đèn sáng từ 4 giờ chiều đến 10 giờ tối hàng ngày. Chính sách “tắt đèn” không chỉ được triển khai ở trên toàn nước Đức mà còn lan rộng sang nhiều nước khác ở châu Âu…
Theo các chuyên gia kinh tế, cuộc khủng hoảng năng lượng sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến tăng trưởng và vẫn đẩy lạm phát leo thang. Tác động lớn nhất từ cuộc khủng hoảng năng lượng lần này đối với Việt Nam là giá các loại năng lượng nhập khẩu sẽ tăng theo giá thế giới.
Năng lượng lại là yếu tố đầu vào quan trọng trong quá trình sản xuất điện và mọi hoạt động của nền kinh tế. Ảnh sưu tầm
Hiện nay, Việt Nam đang là nước nhập khẩu ròng năng lượng với mức nhập khẩu đáng kể than, dầu và tương lai gần sẽ là khí tự nhiên hóa lỏng (LNG). Các loại năng lượng sản xuất trong nước cũng tăng với các mức độ khác nhau. Năng lượng lại là yếu tố đầu vào quan trọng trong quá trình sản xuất điện và mọi hoạt động của nền kinh tế. Do đó, sẽ khiến chi phí sản xuất điện nói riêng và chi phí sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng đáng kể. Yếu tố này sẽ có tác động đến quá trình hồi phục kinh tế của Việt Nam trong thời gian tới.
Một thống kê dự báo hệ thống điện Việt Nam sẽ giảm mạnh từ năm 2023 và không đủ điện vào năm 2025. Do đó, nhiều hộ gia đình có thể phải đối mặt với tình trạng mất điện, gây gián đoạn trong các hoạt động hàng ngày.
Mặt khác, có một thực tế rằng tại Việt Nam, đối với những thiết bị điện bắt buộc phải sử dụng như thiết bị chiếu sáng vẫn còn nhiều nơi dùng đèn sợi đốt để chiếu sáng nhiều khu vực…. trong khi đó giải pháp giúp tiết kiệm năng lượng và đảm bảo sự an toàn khi sử dụng là cần thiết hơn cả.
Theo đại diện của Tập đoàn Vianco - Sở hữu thương hiệu đèn LED Vianco chất lượng hàng đầu tại Việt Nam - nhờ các ưu điểm vượt trội so với công nghệ chiếu sáng thông thường như “tiết kiệm điện, tiết kiệm chi phí, tuổi thọ, độ bền cao và thân thiện với môi trường”, đèn LED được kỳ vọng thống trị ngành công nghiệp chiếu sáng của cả nước trong những năm tới.
Thương hiệu đèn LED Vianco chất lượng hàng đầu tại Việt Nam. Ảnh Vianco Lighting
Cụ thể, gần như mỗi gia đình Việt đều sở hữu ít nhất một sản phẩm đèn LED từ thương hiệu Vianco Lighting. Các sản phẩm quen thuộc của thương hiệu trên thị trường phải kể đến như: bóng LED trụ, LED Bulb, đèn LED tích điện, đèn LED Downlight, đèn LED ốp trần, đèn LED tube… Mỗi dòng sản phẩm đều có công suất, đặc điểm riêng phù hợp với đa dạng nhu cầu sử dụng của người dùng ở nhiều không gian khác nhau như nhà ở, sân vườn, hay khu dân cư. Sản phẩm cũng có thể tùy biến ánh sáng, đem đến ấn tượng về thị giác, làm nổi bật phong cách thiết kế nội thất của từng không gian.
Được biết, Vianco Lighting trực thuộc CTCP Tập đoàn Vianco, được thành lập từ năm 2004 với tiền thân là một doanh nghiệp sản xuất bóng đèn và các thiết bị điện. Vianco nỗ lực trở thành nhà sản xuất, gia công đèn Led chiếu sáng cao cấp, không chỉ phục vụ cho nhu cầu sử dụng trong nước mà còn hướng tới xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Chính vì vậy mà, ngay từ khi được hình thành và phát triển, Vianco Lighting đã đầu tư mạnh mẽ vào dây chuyền sản xuất hiện đại, ứng dụng các công nghệ tiên tiến để liên tục cải tiến sản phẩm, cho ra đời các dòng đèn Led chất lượng cao, đa tính năng với mức giá tốt và thân thiện với môi trường.
Sau 20 năm hình thành và phát triển, tới nay Vianco đã sở hữu 2 nhà máy quy mô gần 30.000m2 và trở thành một trong những doanh nghiệp uy tín hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất thiết bị chiếu sáng, thiết bị điện.
Một trong 2 nhà máy Vianco quy mô bậc nhất Việt Nam. Ảnh Vianco Lighting
Một số dòng sản phẩm của Vianco có tuổi thọ cao và khả năng tiết kiệm điện lên đến 90% như đèn pha LED, đèn bulb trụ nhôm, đèn LED bulb giúp người dùng tiết kiệm chi phí tối đa khi sử dụng. Bên cạnh đó, tất cả sản phẩm Vianco Lighting cam kết không chứa thuỷ ngân, chì cũng như các bức xạ UV, IR gây hại cho sức khoẻ người dùng.
Đại diện Vianco Lighting khẳng định: “Các sản phẩm đèn LED Vianco được sản xuất bằng những linh kiện, vật liệu cao cấp, an toàn cho người sử dụng, có khả năng tái chế 100% và được thử nghiệm trước các điều kiện khắc nghiệt nhiều lần trước khi tiến hành đóng gói sản phẩm. Chip LED được sử dụng trong các sản phẩm thuộc dòng cao cấp, cho ánh sáng chất lượng cao, ổn định, không chói mắt, bảo vệ thị lực người dùng.”
Tháng 09 này, Vianco Lighting cũng sẽ triển khai hoạt động CSR . Đây được biết là một hoạt động mang lại ý nghĩa cho xã hội, góp phần tuyên truyền về sử dụng năng lượng hiệu quả, hướng đến phát triển bền vững. Năng lượng đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường.
Báo cáo Báo cáo xu hướng thị trường sàn TMĐT từ Metric.vn mới đây cũng cho thấy doanh thu Đèn led cảm biến chuyển động trên sàn TMĐT đạt 13 tỷ đồng trong 12 tháng (11/2021 - 10/2022) và tăng trưởng hơn 8,8% so với quý gần nhất.
Nhìn chung, thị trường đèn LED cực kỳ tiềm năng và có nhiều cơ hội để phát triển trong thời gian tới. Khi, nhu cầu sử dụng các sản phẩm đèn LED dân dụng, thương mại vẫn đang tiếp tục tăng lên do sự phát triển của các đô thị và khu du lịch. Điều này cũng góp phần giảm thiểu năng trong cuộc khủng hoảng năng lượng chung.
Link nội dung: https://thuonghieudoanhnhan.net.vn/viet-nam-trong-con-loc-khung-hoang-nang-luong-toan-cau-a17620.html