Tháng 8/2022, Zoho - doanh nghiệp công nghệ đến từ Ấn Độ - tuyên bố chọn Việt Nam là thị trường trọng điểm. Và mới đây, Intel cũng có khẳng định tương tự. Tổng quan theo đại diện Intel là “Việt Nam đang nỗ lực tìm cách vượt khỏi mô hình sản xuất truyền thống”.
Từ khóa được nêu ra là "sản xuất thông minh"
Suốt nhiều thập kỷ qua, thế giới đã và đang chứng kiến sự trỗi dậy của châu Á - Thái Bình Dương nhờ vào năng lực sản xuất, tận dụng lợi thế từ lượng nhân công dồi dào, nền kinh tế năng động và các quy định, chính sách linh hoạt. Dù vậy, khu vực được mệnh danh là công xưởng của thế giới nay lại đang đứng trước một bước ngoặt then chốt.
Năng lực sản xuất của khu vực này, bao gồm Việt Nam, hiện đang chịu sức ép lớn từ nhu cầu không ngừng biến động của khách hàng, từ yêu cầu rút ngắn thời gian đưa sản phẩm đến với thị trường, kết hợp với không ít thách thức từ việc lạm phát ngày càng gia tăng, sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng và đơn hàng tồn đọng. Các nhà sản xuất ngày nay không những phải nỗ lực bắt kịp tiến độ của thị trường, mà còn đối diện với thách thức mới nảy sinh từ những đối thủ cạnh tranh mới ra đời, sở hữu trang thiết bị và công nghệ mới nhất.
“Việt Nam đang nỗ lực tìm cách vượt khỏi mô hình sản xuất truyền thống. Một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới thực hiện tại khu vực Đông Á - Thái Bình Dương cho thấy 70% doanh nghiệp Việt Nam trong ngành chế biến và xử lý hiện vẫn đang sử dụng máy móc do con người điều khiển, 20% chế tạo thủ công, chỉ có 9% sử dụng máy móc được điều khiển bằng máy tính, và chưa đến 1% tận dụng công nghệ hiện đại như robot và sản xuất bồi đắp 3D”, báo cáo từ Intel cho thấy.
Nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh, một số nhà sản xuất ở Việt Nam kỳ vọng có thể tận dụng những lợi ích của “sản xuất thông minh”, là khái niệm hợp nhất công nghệ, dữ liệu, quy trình và tương tác của con người để cải thiện kết quả sản xuất.
Không còn chỉ là một từ khóa “hot” như cách đây vài năm, blockchain đang dần trở thành mảng công nghệ thu hút được sự chú ý của những công ty mong muốn tiếp nhận những giải pháp sáng tạo, và cả cộng đồng yêu chuộng công nghệ tại Việt Nam.
Thông tin đưa ra tại tuần lễ blockchain GM Vietnam mới đây, lĩnh vực blockchain trong nửa đầu năm 2023 khởi sắc mạnh mẽ và bứt phá nhờ vào diễn biến tích cực và tiến bộ công nghệ. Cùng với sự nổi lên của thị trường châu Á, Việt Nam dần chứng tỏ vị thế của một thị trường năng động và tiềm lực phát triển trên bản đồ blockchain thế giới.
Theo báo cáo của Chainalysis, Việt Nam đã 2 năm liên tiếp đứng đầu bảng xếp hạng về mức độ tiếp nhận và áp dụng tài sản số toàn cầu. Việt Nam cũng nằm trong top những quốc gia có người dùng sử dụng ví tiền kỹ thuật số MetaMask nhiều nhất thế giới.
Thực tế, quá trình số hóa diễn ra nhanh chóng đang định nghĩa lại nhiều mặt của đời sống xã hội và nền kinh tế. Các doanh nghiệp đang ngày càng chú trọng tăng trưởng doanh thu qua các sản phẩm và dịch vụ số.
Dự báo trong năm 2023, cứ 3 doanh nghiệp ở Đông Nam Á thì sẽ có 1 doanh nghiệp mà doanh thu từ các sản phẩm và dịch vụ kỹ số chiếm hơn 15%, so với con số 1 trong 6 doanh nghiệp vào năm 2020.
Để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản tạo hành lang pháp lý thuận lợi trên nhiều lĩnh vực ngành nghề như Nghị định số 111, Nghị quyết số 115 và Quyết định số 749 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình chuyển đổi số quốc gia. Đây có thể coi là những nỗ lực tạo cú hích lớn để phát triển lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp chế biến, chế tạo Việt Nam cho đến năm 2030.
Dù vậy, sản xuất thông minh vẫn đối diện hai trở ngại lớn, bao gồm:
Thứ nhất, nhiều doanh nghiệp và nhà sản xuất cho rằng họ đã đạt được cấp độ sản xuất thông minh qua việc áp dụng và triển khai công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) hoặc phân tích dữ liệu theo hình thức cuốn chiếu, khiến lợi ích của công nghệ bị giới hạn trong phạm vi khu vực sản xuất chứ không kết nối được với chuỗi giá trị kinh doanh ở quy mô lớn.
Thứ hai, nhiều đơn vị vẫn còn đắn đo chưa áp dụng công nghệ mới, lo ngại về khả năng tương thích giữa các hệ thống, về vốn đầu tư lớn và không mở rộng được quy mô. Quả thực là có đến hơn ba phần tư số doanh nghiệp vừa và nhỏ, cùng với hai phần ba số doanh nghiệp lớn vẫn còn hoài nghi về lợi ích kinh tế của việc đầu tư vào công nghệ mới.
Thách thức chính yếu góp phần tạo nên hai trở ngại này là khả năng quản lý và tích hợp “dữ liệu” với “quy trình”. Các doanh nghiệp và tổ chức không chỉ phải tiếp thu, bổ sung nhiều công nghệ mới, mà còn phải hiểu được tính kết nối thực sự giữa nhà máy của họ (hay còn là công nghệ vận hành) với doanh nghiệp (hay còn là công nghệ thông tin), quản lý vận hành nhà máy bằng phần mềm, và xem xét đánh giá các hoạt động, ứng dụng và tương tác con người ở cấp độ tổng thể trong bối cảnh kinh doanh rộng hơn.