Chẳng có đồng nào trong tài khoản ngân hàng vẫn bị lừa gần 60 triệu

“Tôi không còn tiền trong ngân hàng, sao có thể bị lừa?” - nhiều người rất tự tin cho rằng kẻ lừa đảo không thể lừa được họ, nhưng họ đã lầm.

Chẳng có đồng nào trong tài khoản ngân hàng vẫn bị lừa gần 60 triệu - Ảnh 1.

Mới đây, Đồn cảnh sát Hợp Thạch thuộc Cục Công an Lạc Giang (Phúc Kiến, Trung Quốc) nhận được tin báo lừa đảo, nạn nhân là anh Zhang bị lừa 17.000 nhân dân tệ.

Mới đây, anh Zhang, 29 tuổi đến từ Sơn Đông, bất ngờ nhận được cuộc gọi từ một người tự xưng là nhân viên dịch vụ khách hàng của JD.com, nói rằng anh có những giao dịch bất thường, vi phạm chính sách của sàn.

"Tôi thường sử dụng JD.com và bên kia nói rằng họ nghi ngờ tôi vi phạm. Tôi hơi lo nên muốn giải quyết nhanh chóng vì sợ rằng việc đó sẽ ảnh hưởng đến việc mua sắm trực tuyến sau này của tôi" - vì vậy, anh Zhang đã tham gia nhóm chat theo yêu cầu của "nhân viên" kia và làm theo hướng dẫn.

"Bên kia yêu cầu tôi xem báo cáo tín dụng cá nhân và điểm tín dụng của mình để tìm ra lý do. Sau đó, anh ta nói với tôi rằng có thể là do điểm tín dụng của tôi quá thấp và đã yêu cầu tôi cải thiện điểm tín dụng của mình" - Zhang nói.

Tuy nhiên, trong tài khoản ngân hàng của Zhang đã không còn tiền, "nhân viên dịch vụ khách hàng" nhiệt tình đưa ra lời khuyên cho Zhang: "Đầu tiên hãy vay 10.000 nhân dân tệ từ APP cho vay trực tuyến, sau đó chuyển tiền vào 'tài khoản an toàn' mà chúng tôi cung cấp, để bạn có thể cải thiện điểm tín dụng của mình".

Không suy nghĩ nhiều, Zhang và làm theo hướng dẫn một cách máy móc để "tăng điểm"... Sau khi hoàn thành thao tác, điểm tín dụng của anh ta vẫn bị báo là quá thấp. Anh tiếp tục vay được 7.000 nhân dân tệ từ các ứng dụng cho vay khác, vẫn không được. Nhân viên kia yêu cầu anh Zhang tiếp tục vay tiền. Đột nhiên cảm thấy có gì đó không ổn và nhận ra có thể mình đã bị lừa, Zhang vội vàng đến Đồn cảnh sát Hợp Thạch để trình báo.

Theo cảnh sát Chen, viên cảnh sát đang thụ lý vụ án, anh Zhang đã gặp phải một thủ đoạn lừa đảo rất phổ biến.

Để chi phối nạn nhân, kẻ lừa đảo sẽ yêu cầu nạn nhân tải APP chia sẻ màn hình và hướng dẫn nạn nhân thao tác chuyển khoản, nâng "điểm tín dụng cá nhân", nếu không tài khoản sẽ bị khóa. Nếu nạn nhân không có nhiều tiền, kẻ lừa đảo hướng dẫn nạn nhân đến nền tảng cho vay để vay tiền, rồi chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng được chúng chỉ định, và thành công chiếm đoạt tài sản.

Cảnh sát nhắc nhở: Hãy thận trọng khi sử dụng các ứng dụng cho vay trực tuyến, nếu không thì ngay cả khi không có tiền trong tài khoản, hay sổ tiết kiệm ngân hàng, bạn vẫn có thể lừa tiền thông qua các khoản vay tín dụng.

Link nội dung: https://thuonghieudoanhnhan.net.vn/chang-co-dong-nao-trong-tai-khoan-ngan-hang-van-bi-lua-gan-60-trieu-a32391.html