Thu thập dữ liệu căn cước công dân: Mống mắt có thay đổi theo thời gian?

Luật Căn cước mới vừa được Quốc hội thông qua có quy định khi người dân đến làm mới, cấp đổi lại căn cước sẽ được thu thập mống mắt. Vậy mống mắt có gì đặc biệt?

Trung tá Hoàng Vân Hạnh, Phó Chủ nhiệm Khoa Mắt Bệnh viện Quân y 175 chia sẻ thông tin liên quan mống mắt


- Phóng viên: Xin bác sĩ cho biết mống mắt được cấu tạo như thế nào và có nhiệm vụ gì?

+ Trung tá Hoàng Vân Hạnh - Phó Chủ nhiệm Khoa mắt Bệnh viện Quân y 175: Nhãn cầu có ba lớp, trong đó mống mắt chiếm khoảng 1/5 phía trước nhãn cầu. Ngay sau giác mạc là một màng sắc tố bọc quanh con ngươi, được gọi là mống mắt.

Mống mắt có cấu trúc mỏng, hình tròn, có chức năng điều chỉnh đường kính và kích cỡ của đồng tử. Mống mắt có những đặc điểm quyết định màu sắc của mắt như màu xanh, đỏ…

Mống mắt có nhiệm vụ điều tiết ánh sáng vào nhãn cầu. Nếu cường độ ánh sáng mạnh thì mống mắt theo phản xạ tự nhiên sẽ co lại để làm giảm lượng ánh sáng vào trong mắt. Nếu cường độ ánh sáng ở mức trung bình thì sẽ hơi giãn nhẹ. Do đó, nhiệm vụ của màng mống mắt là để điều tiết lượng ánh sáng vào nhãn cầu.

Người dân đã có thẻ căn cước có phải đi thu thập mống mắt?Người dân đã có thẻ căn cước có phải đi thu thập mống mắt?

(NLĐO)- Luật Căn cước mới được Quốc hội thông qua có quy định về thu thập mống mắt. Khi người dân đến làm mới, cấp đổi lại, cơ quan quản lý căn cước sẽ thu thập các thông tin làm giàu dữ liệu cơ sở dữ liệu căn cước, cơ sở dữ liệu về dân cư

- Mống mắt của mỗi người có giống nhau hay không và theo thời gian sẽ ra sao?

Mống mắt giống như vân tay, nó là độc nhất. Kể cả người trong cùng huyết thống, mống mắt mỗi người đều khác nhau hoàn toàn. Theo thời gian, mống mắt sẽ có thay đổi nhưng tỉ lệ rất ít. Ví dụ, khi lớn tuổi dẫn đến thoái hóa mống thì có thể thay đổi kích thước của mống mắt, hình dạng... nhưng vẫn đảm bảo cấu trúc nhận diện.

- Thưa bác sĩ, vì sao lại đưa mống mắt vào thu thập dữ liệu trong căn cước? Tại nước ngoài, có áp dụng thu thập mống mắt để làm dữ liệu?

Khi thu thập dữ liệu thường phải lấy 2 bên mống mắt. Nếu 1 bên mắt mống mắt bị tổn thương do viêm mống mắt hoặc mổ mắt khiến mống mắt không còn hình dạng ban đầu, không thể nhận diện thì phải nhận diện bằng bên còn lại. Giống như dấu vân tay thường phải lấy 10 ngón. Tuy nhiên, dấu vân tay theo thời gian cũng mòn đi hoặc với người lớn tuổi việc nhận dạng cũng khó. Do đó, việc thu thập mống mắt vào căn cước công dân là hợp lý.

Tại Mỹ và các nước châu Âu đã thu thập mống mắt vào căn cước công dân rất lâu rồi. Họ không chỉ lấy dấu vân tay, mống mắt mà còn có đặc điểm nhận dạng từ nhìn nghiêng, nhìn thẳng.

Link nội dung: https://thuonghieudoanhnhan.net.vn/thu-thap-du-lieu-can-cuoc-cong-dan-mong-mat-co-thay-doi-theo-thoi-gian-a33910.html