Cách Ukraine biến tên lửa "Thủy thần" thành mối đe dọa với Nga ở Crimea

Trong bối cảnh nguồn viện trợ của phương Tây đang giảm dần, bao gồm cả vũ khí tầm xa, Ukraine đang phát triển một phiên bản tầm xa hơn của tên lửa Neptune phóng từ mặt đất, có tầm bắn lên tới 400km, có thể vươn tới bất cứ mục tiêu nào trên Bán đảo Crimea.

Theo Eurasian Times, Ukraine đang phát triển một phiên bản mới của tên lửa chống hạm Neptune (đặt theo tên của Thủy thần trong thần thoại La Mã), cho phép loại vũ khí này tấn công các mục tiêu ở khoảng cách lên tới 400km, có thể nằm sâu trong lãnh thổ Nga và vượt xa tiền tuyến. Vào tháng 8, Ukraine đã sử dụng tên lửa Neptune để phá hủy hệ thống tên lửa đất đối không S-400 của Nga.

Theo ước tính, tầm bắn hiện tại của tên lửa chống hạm Neptune là khoảng 300km. Khoảng cách này mang lại cho Ukraine khả năng tấn công mạnh mẽ, nhưng không tạo ra những đòn tấn công ở sâu ở những vùng lãnh thổ có thể ảnh hưởng đến hiệu quả chiến đấu của Nga trên chiến trường.

Cách Ukraine biến tên lửa Thủy thần thành mối đe dọa với Nga ở Crimea - Ảnh 1.

Tên lửa R-360 Neptune. Ảnh: X

Ukraine sử dụng tên lửa Neptune phá hủy S-400 của Nga

Nga đã áp dụng nhiều phương pháp để bắn hạ các tên lửa của phương Tây cung cấp cho Ukraine như hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao HIMARS hay tên lửa hành trình tầm xa Storm Shadow/SCALP EG do Anh và Pháp hợp tác phát triển.

Dù Nga đã chịu tổn một số tổn thất về mặt chiến thuật nhưng nước này đã tìm cách phân bổ lại các tuyến tiếp tế và vị trí phòng không, cập nhật tên lửa và radar cho hệ thống tên lửa đất đối không, đồng thời phát triển các chiến thuật mới để chống lại các vũ khí của Ukraine.

Tuy nhiên, việc tên lửa R-360 Neptune có tầm bắn xa hơn 300km đã phá hủy tàu tuần dương Moskva của Hạm đội Biển Đen vào tháng 4/2022, đã khiến Nga phải tính toán lại chiến thuật trên chiến trường.

Một cơ quan phân tích quân sự dẫn lời Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Ivan Gavriyuk chia sẻ trên X (trước đây là Twitter) cho biết: “Ukraine đang nghiên cứu một phiên bản sửa đổi mới của tên lửa Neptune với tầm bắn mở rộng 400km, so với 300km của phiên bản chống hạm và tăng đầu đạn lên 350kg, so với 150kg của phiên bản cũ”.

Trước đây, Ukraine đã sử dụng tên lửa Neptune để tấn công các mục tiêu trên bộ của Nga. Theo báo cáo vào tháng 8, Ukraine đã sử dụng tên lửa chống hạm R-360 Neptune hoán cải trong cuộc tập kích tổ hợp S-400 của Nga tại khu vực gần làng Olenivka thuộc bán đảo Crimea do Moscow kiểm soát.

“Một tên lửa mới của Ukraine đã phá hủy bệ phóng S-400 ở Crimea. Tên lửa này mới và hiện đại. Đây là sản phẩm mới của chúng tôi”, ông Danilov nói, cho biết thêm rằng đây là dự án của Ukroboronprom và chương trình được triển khai vào năm 2020.

Điều này đánh dấu việc tên lửa Neptune được sửa đổi cho vai trò tấn công trên bộ, phù hợp với thông lệ chung là tái sử dụng tên lửa chống tàu hoặc tên lửa phòng không để sử dụng tấn công trên đất liền.

Ukraine có thể điều chỉnh hệ thống dẫn đường và tìm kiếm mục tiêu của tên lửa Neptune ở phần mũi. Các thiết bị tìm kiếm khác nhau được sử dụng cho các địa hình khác nhau, chẳng hạn như trên bộ, trên không và trên biển.

Thông thường, tên lửa chống hạm được trang bị thiết bị dò tìm tần số vô tuyến (RF) và hồng ngoại (IR), trong khi tên lửa tấn công mặt đất như đạn không đối đất (AGM) thường có thiết bị dò tìm quang học. Tuy nhiên, không rõ Ukraine có thực hiện các sửa đổi đối với hệ thống dẫn đường và động cơ đẩy của tên lửa hay không.

Những thay đổi đối với tên lửa Neptune

Thiết bị tìm kiếm trên tên lửa chống hạm dễ dàng xác định các tàu nổi vì vùng nước xung quanh cung cấp hình ảnh radar khác biệt. Tuy nhiên, các mục tiêu trên mặt đất được bao quanh bởi các tòa nhà, cây cối và địa hình khác, gây khó khăn cho thiết bị tìm kiếm.

Để phá hủy tàu Moskva vào tháng 4/2022, Ukraine đã bắn hai tên lửa R-360 Neptune từ bờ biển giữa Nikolaev và Odessa. Vào thời điểm đó, Ukraine sử dụng máy bay không người lái TB-2 Bayraktar của Thổ Nhĩ Kỳ để quan sát, đánh lạc hướng và chuyển hướng sự chú ý của tàu Moskva. Đây là một cuộc tấn công tương đối đơn giản vì tên lửa đang tấn công một mục tiêu xác định và địa hình trên biển.

Trong khi đó, việc kết hợp thiết bị tìm kiếm với định vị vệ tinh giúp tên lửa phân biệt mục tiêu gây cản trở với các mục tiêu tấn công trên mặt đất. Luch, nhà phát triển tên lửa Neptune của Ukraine, đã lắp đặt thiết bị đầu cuối GPS trên tên lửa, giúp nó có khả năng tấn công mục tiêu trên mặt đất ngay từ đầu. Cuộc tấn công bằng tên lửa Neptune vào hệ thống S-400 của Nga giữa tháng 8 vừa qua có thể được kết luận là được thực hiện sau lần sửa đổi tên lửa này.

Việc mở rộng phạm vi tên lửa Neptune thêm hơn 5m có thể liên quan đến việc tăng chiều dài thêm vài mét và có khả năng mang theo nhiều nhiên liệu bên trong hơn. Điều này cho phép tên lửa phóng xa hơn 300km.

Bởi vậy, với sự cải tiến gồm thiết bị tìm kiếm, khả năng dẫn đường và phạm vi mở rộng mới, tên lửa Neptune có thể tấn công ở khoảng cách 300-400km. Khoảng cách này có thể cho phép Ukraine vươn tới bất cứ mục tiêu nào trên Bán đảo Crimea, thậm chí tiến sâu hơn vào lãnh thổ Nga.

Nỗ lực phát triển tên lửa tầm xa của Ukraine là do phương Tây vẫn e ngại cung cấp những hệ thống như vậy vì lo ngại Kiev sẽ sử dụng để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga, nhằm vào các mục tiêu phi quân sự.

Mỹ đã gửi cho Ukraine hệ thống tên lửa tầm xa ATACMS . Phiên bản ATACMS được gửi cho Ukraine có tầm bắn khoảng 160-165km, thay vì tầm bắn tối đa của hệ thống là hơn 300km. Chính quyền Mỹ từng lưỡng lự khi viện trợ ATACMS cho Ukraine do lo ngại nguy cơ leo thang căng thẳng trong cuộc xung đột.

Link nội dung: https://thuonghieudoanhnhan.net.vn/cach-ukraine-bien-ten-lua-thuy-than-thanh-moi-de-doa-voi-nga-o-crimea-a35364.html