Những việc không nên làm với ô tô dùng động cơ tăng áp

Có một số việc không nên làm với xe ô tô dùng động cơ tăng áp để bảo vệ động cơ, tăng tuổi thọ và hiệu suất vận hành.

Dùng nhiên liệu kém chất lượng

Động cơ nạp khí tự nhiên không yêu cầu thông số khắt khe đối với nhiên liệu. Tuy nhiên, các loại nhiên liệu kém chất lượng, lẫn tạp chất có thể làm hư hỏng động cơ dùng tăng áp. Nhiên liệu nhiễm tạp chất làm động cơ không vận hành ổn định và ảnh hưởng trực tiếp đến bộ tăng áp. Khi chạy xe dùng tăng áp, tài xế nên chắc chắn tìm được những trạm xăng uy tín để nạp nhiên liệu.

Tắt máy đột ngột

Bộ tăng áp được vận hành dựa trên khí xả của động cơ. Khí xả có nhiệt độ cao và vận tốc quay lớn của bộ tăng áp khiến nhiệt lượng sau khi lái tại khu vực tăng áp rất cao. Điều này dẫn đến việc dầu động cơ bị đốt nhiều và giảm chất lượng. Ngoài ra, việc tắt động cơ đột ngột, khí thải động cơ có thể vẫn luẩn quẩn trong bộ tăng áp và ảnh hưởng đến bộ phận này theo thời gian.

Những việc không nên làm với ô tô dùng động cơ tăng áp - Ảnh 1.

Động cơ turbo tăng áp. (Ảnh: Caronpro)

Để đảm bảo bộ tăng áp hoạt động hiệu quả và không còn lưu giữ khi thải, tài xế nên tập thói quen chạy xe chậm, tua máy thấp ở những km cuối của hành trình hoặc để động cơ chạy không tải trước khi tắt máy hẳn.

Chạy xe làm động cơ quá tải

Lái xe ở số cao với tốc độ chậm là một trong những nguyên nhân gây hại cho bộ tăng áp. Quá trình này đặt động cơ ở mức thấp, tạo nhầm lẫn về việc tiết kiệm nhiên liệu hơn. Tuy nhiên, đối với động cơ tăng áp, việc chạy xe ở tua máy thấp không tương đồng với tiết kiệm nhiên liệu.

Bộ tăng áp sử dụng khí thải để đạt tốc độ cao, giúp tăng lượng khí nạp vào động cơ. Nếu bộ tăng áp không đạt ngưỡng vòng quay nhất định sẽ dẫn đến việc động cơ đạt công suất thấp. Điều này đồng nghĩa với việc xe không đạt ngưỡng công suất tối ưu mà động cơ có thể sinh ra.

Đối với động cơ diesel, nhiên liệu được cung cấp thông theo cách đạp chân ga, khi lái xe ở số cao tại vận tốc thấp, người dùng cần đạp ga nhiều hơn để giữ động cơ hoạt động. Điều này khiến động cơ vận hành với lượng nhiên liệu thừa, thiếu không khí trong khoang đốt và khiến nhiên liệu không cháy hết. Tài xế nên sử dụng số hợp lý với tốc độ chạy xe.

Vận hành xe ở tua máy cao ngay khi khởi động

Động cơ ở trạng thái nghỉ khi vận hành trở lại thường nhạy cảm. Điều này không ngoại lệ đối với động cơ nạp khí tự nhiên hay động cơ dùng tăng áp, nên người dùng không nên tăng ga đột ngột ngay khi khởi động. Dầu động cơ bôi trơn các chi tiết máy và giúp động cơ bền hơn. Chỉ đến khi đạt ngưỡng nhiệt độ nhất định, dầu mới đủ sức len lỏi vào mọi ngóc ngách chi tiết cơ khí bên trong.

Do đó, khi động cơ ở trạng thái nghỉ, cần khởi động một quãng ngắn không tải, để tạo dầu bôi trơn đủ nhiệt độ phủ kín các chi tiết cơ khí. Thông thường các dòng xe hiện đại không cần thời gian khởi động làm nóng máy nhưng những chiếc xe có tuổi đời cao thì rất cần quá trình này.

Tăng ga ngay khi chuẩn bị ra khỏi cua

Cảm giác tăng ga ngay khi ra khỏi đường cua mang lại cảm xúc lớn cho người lái. Tuy nhiên, tài xế nên hiểu về độ lag của bộ tăng áp và biết chính xác khi nào động cơ sẽ kích hoạt. Những xe dùng động cơ tăng áp thường có độ trễ bởi công suất tăng lên ngay khi bộ tăng áp làm việc. Điều này khiến xe bị thiếu lái hoặc quá lái và gây ra hiện tượng trượt, mất kiểm soát.

Đối với xe dùng tăng áp, tài xế không nên đạp ga sát ván khi thoát khỏi khúc cua.

Không duy trì lịch trình bảo dưỡng đều đặn

Các động cơ tăng áp đòi hỏi bảo dưỡng đều đặn để đảm bảo rằng các bộ phận như dầu máy, lọc dầu, lọc gió và bu-lông tăng áp đều được kiểm tra và thay thế đúng kỳ.

Thiếu chất bảo dưỡng

Các bộ phận như dầu máy, bơm lọc và nước làm mát cần được kiểm tra, duy trì đúng cách để đảm bảo rằng động cơ tăng áp hoạt động mượt mà, không gặp sự cố.

Xem thêm:

Tin liên quan

Thương hiệu xe 'quốc túy' của Nga đột phá ra ngoài biên giới: Là nơi ông Putin vừa ghé qua!

Link nội dung: https://thuonghieudoanhnhan.net.vn/nhung-viec-khong-nen-lam-voi-o-to-dung-dong-co-tang-ap-a36458.html