Giấy mua vàng là gì và những điều người lao động phổ thông nên biết

Tích luỹ tài sản bằng vàng luôn được người lao động phổ thông ưa thích bởi sự tiện dụng, dễ làm. Tuy nhiên, rủi ro lớn nhất của họ là mua vàng thì dễ, bán vàng thì khó. Khó là bởi bị mất giá mà một trong những nguyên nhân mất giá lại xuất phát từ một tờ giấy ít ai để ý, giấy bán vàng.

Giấy mua vàng là gì và những điều người lao động phổ thông nên biết - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Chị K.H.T làm chủ một xe đẩy trái cây nhỏ cạnh chợ Định Công (Hà Nội). Nhiều năm nay, chị luôn chọn cách tích luỹ tài sản là vàng. Mới đây, gia đình có việc gấp, chị quyết định đem bán một cây và mấy chỉ lẻ để giải quyết việc nhà. Tuy nhiên, chị đã giật mình khi chủ tiệm định giá thấp hơn giá thị trường đến 1 triệu/cây và gần 200.000đ/chỉ. Chị được giải thích rằng do không có giấy mua vàng nên cửa hàng nào cũng sẽ định giá thấp hơn giá niêm yết khiến chị hết sức ngỡ ngàng.

Giấy mua vàng là gì?

Hiểu một cách đơn giản, giấy mua vàng là một loại chứng từ mà cửa hàng sẽ phải đưa cho khách, nó tương tự một loại biên nhận hàng hoá kèm theo sự đảm bảo về chất lượng hàng hoá của người bán. Giấy này sẽ ghi rõ trọng lượng vàng, chất lượng vàng (tuổi vàng), hình thức vàng và thông tin về cửa hàng bảo chứng cho chất lượng, số lượng vàng trên.

Các loại giấy mua vàng?

Giấy mua vàng không phải là giấy xác nhận quyền sở hữu vàng và cũng không phải loại giấy cần có sự cấp phép hoặc xác nhận của nhà nước. Giấy mua vàng do cửa hàng vàng chủ động làm ra, chứng thực và chịu trách nhiệm. Mỗi cửa hàng lại có thể thiết kế ra một mẫu giấy mua vàng riêng theo ý mình, không cần phải thống nhất với các cửa hàng khác.

Hiện nay, cách thức mua vàng rất đa dạng, từ mua trực tiếp đến mua online, mua ở các cửa hàng lớn do các công ty uy tín như Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC), Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) mở ra hoặc mua ở các cửa hàng vàng bạc tư nhân có ở khắp nơi, từ thành thị đến nông thôn. Nhưng mua ở đâu thì cũng cần phải lấy giấy mua vàng và cất giữ cẩn thận. Những người tích trữ vàng lâu năm luôn giữ giấy mua vàng bản cứng, tức là giấy thật, dấu tươi chứ không giữ bản online.

Khi mua vàng, có cần lấy giấy?

Theo quy định chung, trách nhiệm của chủ cửa hàng là phải cấp giấy mua vàng cho khách. Dù hình dạng vàng là gì, vàng miếng, vàng chỉ, vàng trang sức hay trọng lượng vàng là bao nhiêu, một chỉ, một lượng hay nhiều hơn nữa, thì chủ cửa hàng vẫn phải cấp giấy đầy đủ giấy cho khách.

Tuy nhiên, nhiều cửa hàng thường sơ sót hoặc cố tình sơ sót không đưa giấy mua vàng cho khách. Nhiều khách hàng hoặc không biết, hoặc quên lấy giấy. Dù khách quên hay cửa hàng quên thì khi bán vàng, khách vẫn là người thiệt thòi nhất.

Không có giấy bán vàng có bán được vàng không?

Bán vàng có cần giấy tờ không? Câu trả lời là: Không có giấy mua vàng, khách vẫn có thể bán vàng. Tuy nhiên, giá bán sẽ không bằng giá thị trường dù cho khách bán tại chính cửa hàng mình đã mua. Tất nhiên, khách có thể mua ở cửa hàng này và bán ở cửa hàng khác nhưng dù bán ở đâu cũng vẫn ép giá, ngay cả khi có giấy bán vàng. Nếu không có giấy bán vàng, giá bán chắc chắn sẽ còn bị ép sâu hơn nữa.

Cũng có trường hợp dù không có giấy mua vàng nhưng khi bán lại không bị ép giá. Đó là các loại vàng miếng có giá trị 1 cây vàng do các công ty có uy tín như SJC, PNJ sản xuất và chứng nhận trọng lượng, chất lượng. Nhưng nhìn chung, cũng còn phụ thuộc vào mức độ uy tín của cửa hàng và thái độ của khách hàng.

Vàng bị định giá thấp hơn trong những trường hợp nào?

Vàng là kênh tích luỹ tài sản được người lao động phổ thông ưa thích. Tuy nhiên, khi bán ra, hầu như đều sẽ bị ép giá. Không có giấy mua vàng là nguyên nhân chính nhưng cũng còn các nguyên nhân khác như mua vàng trang sức chắc chắn sẽ lỗ vì khi mua, giá đã bao gồm cả công chế tác nhưng khi bán ra, cửa hàng sẽ chỉ mua trọng lượng vàng, không tính công chế tác. Mua nhẫn lẻ cũng có nguy cơ lỗ, các loại vàng miếng với trọng lượng nhỏ như miếng 1 chỉ, miếng 2 chỉ khi bán ra cũng sẽ bị ép giá.

Những người có kinh nghiệm thường cố gắng tích đủ tiền để mua những miếng vàng 1 cây do các công ty có uy tín sản xuất và phân phối. Khi mua hay bán đều chọn lựa các cửa hàng có uy tín hoặc chi nhánh các công ty SJC, PNJ, luôn lấy giấy mua vàng và bảo quản cẩn thận cùng với số vàng vừa mua.

Với chị K.H.T, nếu bị ép giá quá, chị có thể chọn lựa hai cách sau. Một là tìm các cửa hàng có uy tín, có mức định giá cao hơn để bán lại. Hai là có thể đi vay tạm tiền để giải quyết việc gấp và giữ lại số vàng trên. Tuy nhiên, vì cần gấp nên khả năng vay từ các ngân hàng hay công ty tài chính là khá thấp do điều kiện vay, thủ tục khá mất thời gian. Chị có thể chọn lựa các hình thức vay nhanh chóng khác như vay cầm đồ nhưng phải tuyệt đối tránh vay từ các app tín dụng đen. Dẫu vậy, cũng cần hết sức thận trọng khi vay cầm đồ và chỉ nên chọn các chuỗi cửa hàng có uy tín như F88 để đặt vấn đề vay tiền. Còn số vàng tích luỹ được, đợi khi nào giá thị trường lên cao, đủ bù đắp cho mức giá bị ép thì chị mới nên bán ra.

Link nội dung: https://thuonghieudoanhnhan.net.vn/giay-mua-vang-la-gi-va-nhung-dieu-nguoi-lao-dong-pho-thong-nen-biet-a3749.html