Hệ thống phòng thủ nổi là những rào cản được triển khai trên mặt nước với mục đích ngăn chặn tàu mặt nước không người lái (USV) tiếp cận gần mục tiêu của chúng.
Marina Miron, nhà nghiên cứu tại Khoa Nghiên cứu Chiến tranh thuộc Cao đẳng Hoàng gia London, cho biết, hệ thống này có thể gây khó khăn cho các phương tiện mặt nước không người lái của Ukraine trong việc tấn công các cơ sở hạ tầng quan trọng của Nga.
Tàu mặt nước không người lái (USV) Sea Hunter của Hải quân Mỹ. Ảnh: Navy Recognition
“Sự xuất hiện của hệ thống phòng thủ nổi cho thấy Nga thích ứng khá nhanh. Chúng ta có thể thấy Nga phòng thủ tốt hơn nhiều so với việc triển khai các hoạt động tấn công”, bà Miron nói.
Nga đã sáp nhập Crimea, bán đảo nằm ở phía Nam Ukraine, vào năm 2014. Nga cáo buộc Ukraine liên tục nhắm mục tiêu vào Crimea bằng máy bay không người lái trên mặt nước và dưới nước, bao gồm cả việc nhắm vào căn cứ hải quân ở Biển Đen của Nga tại Sevastopol. Trong khi đó, Ukraine tuyên bố sẽ giành lại quyền kiểm soát Bán đảo Crimea.
Ukraine cũng đã sử dụng USV để tấn công các mục tiêu của Nga ở Biển Đen. Cầu Crimea bị nhắm mục tiêu hôm 17/7 bằng 2 USV, gây hư hại một phần đường của cầu, khiến 2 người thiệt mạng và 1 người bị thương. Giới chức Nga chỉ trích các cuộc tấn công như vậy là “hành động khủng bố” và tuyên bố sẽ đáp trả.
Các nhà phân tích cho rằng các USV tấn công của Ukraine nằm rất gần mặt nước và với kích thước nhỏ, chúng rất khó bị lực lượng Nga phát hiện bằng mắt thường hoặc bằng radar.
Theo chuyên gia về máy bay không người lái có trụ sở tại Anh, Steve Wright, hệ thống phòng thủ nổi là những rào cản vật lý, tương tự như lưới chống tàu ngầm hoặc chống ngư lôi, đã tồn tại hàng thập kỷ và phổ biến trong Thế chiến II.
Sidharth Kaushal, nhà nghiên cứu tại Viện Dịch vụ Hoàng gia Anh có trụ sở tại London, cho rằng, có một số dấu hiệu cho thấy hệ thống phòng thủ nổi có thể đang hoạt động. “Hệ thống phòng thủ của Nga xung quanh Sevastapol, bao gồm cả phao nổi, dường như khá hiệu quả trong việc bảo vệ các tàu ở trong cảng”.
Ông Kaushal cho biết, quân đội Nga có thể sẽ duy trì hình thức phòng thủ này ở Sevastopol và bố trí chúng ở những nơi như Novorossiysk, một căn cứ hải quân khác ở Biển Đen. Quân đội Nga cũng có thể sử dụng hệ thống này tại các cảng của Ukraine hiện do Nga kiểm soát như Berdyansk ở khu vực Zaporizhzhia.
Link nội dung: https://thuonghieudoanhnhan.net.vn/nga-trien-khai-he-thong-phong-thu-moi-o-crimea-de-chan-usv-ukraine-a4755.html