Vỏ nho: Trong vỏ nho chứa chất resveratrol có tác dụng chống lão hóa. Ngoài ra, vỏ nho còn làm giảm nguy cơ đột biến tế bào trong cơ thể.
Vỏ khoai tây: Mọi người thường gọt vỏ khoai tây nhưng ít ai biết được rằng vỏ loại củ này chứa nhiều chất dinh dưỡng như sắt, canxi, kali, magiê, vitamin B6 và vitamin C. Trong 100g khoai tây, lượng canxi ở vỏ nhiều gấp 7 lần phần củ và lượng sắt gấp 17 lần. Vỏ khoai tây chứa lượng beta-carotene đáng kể, là chất chuyển hóa thành vitamin A trong quá trình tiêu hóa.
Vỏ hạt lạc: 1/3 cellulose có trong vỏ hạt lạc có thể giúp cơ thể dễ tiêu hóa và hấp thụ thức ăn tốt hơn, làm giảm nguy cơ táo bón. Bên cạnh đó, phần vỏ này còn chứa dồi dào nguồn protein, resveratrol, tannin,... có tác dụng chống lão hóa.
Vỏ dưa chuột: Ăn dưa chuột cả vỏ rất giàu chất xơ và các chất chống oxy hóa mạnh giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa táo bón, tốt cho việc làm đẹp da. Vỏ dưa chuột màu xanh đậm còn giàu kali, vitamin K, tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và kích thích vai trò của bạch cầu. Ăn vỏ dưa chuột có thể giải nhiệt, giải độc cho cơ thể.
Vỏ chanh, cam: Thông tin trên báo Lao Động, vỏ chanh giúp làm giảm các triệu chứng của tất cả loại bệnh. Ngoài ra, còn làm giảm cholesterol trong máu, cải thiện sức khỏe của xương, ngăn bệnh còi xương và sức khỏe răng miệng. Lượng chất xơ trong vỏ cam cao gấp 4 lần so với phần ruột của chúng. Có tác dụng chống ung thư, chống viêm, làm giảm lượng cholesterol xấu (LDL) một cách tự nhiên.
Vỏ xoài: Vỏ xoài cũng có nhiều chất dinh dưỡng cho sức khoẻ. Trong vỏ xoài chứa chất resveratrol, giúp đốt cháy và ngăn ngừa tế bào chất béo phát triển. Với hàm lượng lớn carotenoid, polyphenol, quercetin, omega-3, omega-6 và các axit béo giúp phòng chống ung thư, tiểu đường và bệnh tim.
Vỏ dưa hấu: Lớp vỏ dưa hấu có màu trắng chứa citrulline sẽ chuyển hóa thành arginine, loại amino axit thiết yếu có lợi cho tim, cải thiện khả năng hoạt động của hệ thống miễn dịch và tuần hoàn máu.
Vỏ củ cải, cà rốt: Thành phần của vỏ củ cải và củ cà rốt có chứa nhiều vitaim A, E, C… và chất xơ giúp phòng ngừa bệnh táo bón vô cùng hiệu quả. Phần vỏ của cà rốt và củ cải cũng chứa các nguyên tố vi lượng quý giá như sắt, kẽm, canxi và nhiều dưỡng chất khác tốt cho sức khỏe.
Vỏ quả ổi: Trong Đông y, quả ổi tác dụng giảm cân, giảm cholesterol, điều trị tiêu chảy và kiết lỵ, hỗ trợ tiêu hóa... Cả vỏ ổi, lá ổi cũng được các nghiên cứu chứng minh là chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là làn da. Vỏ ổi có chất chống oxy hóa, chất kháng khuẩn, chống viêm và tannin.
Ăn cả vỏi trái cây có tác dụng gì?
Theo báo Tuổi Trẻ, nhiều cuộc nghiên cứu đã phát hiện ra phần lớn chất chống oxy hóa có trong trái cây tập trung chủ yếu ở phần vỏ.
Đặc biệt, trong vỏ trái cây có hàm lượng chất xơ cao, một loại chất quan trọng giúp ngăn ngừa táo bón và giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột kết.
Những loại chất có khả năng chống ung thư có trong các loại trái cây tập trung ở phần vỏ nhiều hơn phần lõi.
Ngoài ra, vỏ trái cây cũng giúp duy trì cholesterol LDL ở mức thấp, bởi chúng có hàm lượng calo, đường và chất béo thấp. Vì vậy mà vỏ trái cây là đồ ăn tuyệt vời cho những người đang áp dụng chế độ giảm cân.
Trúc Chi (t/h)
Link nội dung: https://thuonghieudoanhnhan.net.vn/nhung-loai-cu-qua-an-vo-con-tot-hon-ruot-bat-ngo-nhat-la-loai-thu-2-a7453.html