Con trai học ĐH danh tiếng vẫn “vật lộn” tìm việc
Vợ chồng tôi từng nghĩ rằng khi con trai học xong
Ảnh minh họa
Vợ chồng tôi không ngăn cản. Quả nhiên nửa tháng sau, con trở về nhà, kêu than môi trường làm việc ở Bắc Kinh không tốt và thừa nhận bản thân không đủ giỏi để kiếm việc. Thế nhưng 2 năm tiếp theo, dù cho Trần Hiểu theo bố học sổ sách kế toán hay xin bất cứ công việc nào khác, con trai đều không thể kiên trì. Đã ngoài 50 tuổi nhưng vợ chồng tôi không dám nghỉ hưu sớm, cả ngày đi làm tối về lại nhận thêm việc làm tiếp.
Nhiều đêm mất ngủ, tôi và chồng lại trằn trọc suy nghĩ về cách dạy con. Trên thực tế, vì chỉ có một mình Trần Hiểu nên gần như chúng tôi không bao giờ để con làm việc khó. Từ nhỏ đến lớn con đều chưa bao giờ chịu khổ hay cảm nhận được sự vất vả của cha mẹ. Mong muốn của vợ chồng tôi luôn chỉ là con phải học giỏi, phải được vào một ĐH tốt.
Ảnh minh họa
Kết quả là khả năng tự lập, chống chọi với áp lực cuộc sống của con gần như bằng 0 nên sinh ra tâm lý né tránh những việc khó khăn, chỉ thích được hưởng thụ. Điều đau lòng nhất ở tuổi trung niên là bạn dành nửa cuộc đời để cố gắng dành những điều tốt đẹp nhất cho con mình, nhưng cuối cùng con lại không được như kỳ vọng tối thiểu của cha mẹ, không tự nuôi được bản thân. Trở về nhà sau một ngày đi làm mệt mỏi, nhìn thấy con mình thất nghiệp, tôi đột nhiên cảm thấy cuộc sống thật vô vọng.
Vậy nên những bậc làm cha làm mẹ đừng chỉ tập trung vào điểm số, thành tích của con cái mà nên trau dồi kỹ năng xã hội bên ngoài, cả những kỹ năng giúp con trẻ tự chăm sóc bản thân. Bên cạnh đó, đừng ngại gần gũi tâm sự để con hiểu suy nghĩ của cha mẹ hơn. Nếu có thể, hãy dạy con về tài chính từ sớm để trẻ hiểu kiếm tiền khó thế nào. Những điều này tưởng chừng rất nhỏ nhặt nhưng là một phần không thể thiếu để con trưởng thành đúng cách, hiếu thảo trong tương lai.
Tâm sự của người mẹ họ Trần trên diễn đàn Toutiao (Trung Quốc)