Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHTL) năm 2012 ra đời với mục đích ngăn chặn bất kỳ sản phẩm nào có chứa nicotine tiếp xúc với những
Về bản chất, nicotine không phải là chất gây ung thư. Thậm chí trong y khoa, nicotine còn được dùng với liều lượng có kiểm soát trong dược phẩm cai thuốc lá. Do vậy, theo các chuyên gia, căn cứ trên tính gây nghiện của nicotine làm cơ sở để cấm các sản phẩm thuốc lá mới thì sẽ dễ dẫn đến "tiêu chuẩn kép".
Đó là, thuốc lá điếu dù có chứa nicotine và được xác định là sản phẩm gây hại nhất, nhưng vẫn được lưu hành hợp pháp. Trong khi TLNN về bản chất vẫn là sản phẩm thuốc lá, lại đang là đối tượng có khả năng bị cấm.
Trên cơ sở đó, nhiều chuyên gia, đại biểu cho rằng cần đánh giá các sản phẩm TLNN và thuốc lá mới khác trên bằng chứng khoa học toàn diện để có cơ sở quản lý phù hợp, bảo vệ giới trẻ và cộng đồng.
WHO đưa dược phẩm có chứa nicotine vào danh mục thuốc thiết yếu
Theo Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC), nicotine không gây ung thư. Nguy cơ gây ra các bệnh về hô hấp, tim mạch, ung thư… dẫn đến tử vong ở người hút thuốc chủ yếu đến từ các độc chất sinh ra trong quá trình đốt cháy. Công bố trên đài CNBC năm 2017, TS. Scott Gottlieb, Ủy viên Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khẳng định: "Người hút thuốc lá không chết vì nicotine, mà chết vì các tác nhân gây ung thư từ quá trình đốt cháy điếu thuốc".
Từ năm 2009, một số dược phẩm có chứa nicotine, như thuốc, kẹo gum, miếng dán… cũng được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa vào danh sách thuốc thiết yếu để hỗ trợ cai thuốc lá. Điều này cho thấy nicotine dù là chất gây nghiện nhưng có vai trò nhất định trong cả y học và đời sống. Tuy nhiên, do tính gây nghiện của nicotine, cần thiết phải quản lý chặt chẽ các sản phẩm chứa chất này, bao gồm từ dược phẩm đến các sản phẩm thuốc lá như thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lào… hay TLNN cũng không ngoại lệ.
Theo luật, các loại dược phẩm chứa nicotine được quản lý bằng Luật Dược, trong khi các sản phẩm thuốc lá được kiểm soát bằng Luật PCTHTL.
Thuốc lá nung nóng cùng sử dụng nguyên liệu thuốc lá tự nhiên giống như thuốc lá điếu.
Quản lý để ngăn nicotine tiếp xúc giới trẻ
Trên thực tế, không có quốc gia nào cấm sản phẩm có chứa nicotine. Việc nicotine gây hại đến sự phát triển não bộ của trẻ là hiển nhiên, do vậy mọi chính sách quản lý đều cấm tuyệt đối việc giới trẻ sử dụng chất này.
Điều này có nghĩa là cấm giới trẻ tiếp cận sản phẩm, không phải cấm sự hiện diện của sản phẩm, vì ngoài việc bảo vệ giới trẻ, cần tôn trọng nhu cầu sử dụng thuốc lá và nicotine của người trưởng thành.
Từ thực tiễn các quốc gia, quản lý nicotine cần kết hợp chặt chẽ giữa quy định pháp lý và giáo dục cộng đồng. Tại Mỹ, các chính sách như hạn chế quảng cáo và kiểm soát độ tuổi đã giúp ngăn chặn các sản phẩm thuốc lá như TLĐT tiếp cận thanh thiếu niên, trong khi các chương trình giáo dục hướng dẫn người trẻ tránh xa nicotine đang phát huy hiệu quả.
Tỉ lệ học sinh Mỹ hút TLĐT năm 2024 đã giảm gần 80% so với năm 2019. (Nguồn: CDC)
New Zealand là một trong nhiều nước cho thấy việc cho phép TLNN và các sản phẩm thuốc lá mới khác không ảnh hưởng đến chính sách bảo vệ giới trẻ. Chính phủ nước này khuyến khích người hút thuốc lá điếu chuyển sang sản phẩm thay thế ít gây hại hơn như TLNN, TLĐT… đồng thời cấm bán cho người dưới 18 tuổi và hạn chế quảng bá.
Theo quan điểm của bà Casey Costello, Thứ trưởng Bộ Y tế New Zealand: Nicotine không phải là vấn đề, nếu được quản lý đúng cách. "Trong nhiều năm qua, chúng ta đã thừa nhận rằng việc sử dụng nicotine ở dạng an toàn hơn là một phương pháp quan trọng để giúp mọi người cai thuốc lá điếu. Điều này được chứng minh từ việc sử dụng miếng dán nicotine cho đến thuốc lá mới," bà Costello khẳng định.
Theo ông Lê Đại Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế, Bộ Tư pháp, hệ lụy khiến giới trẻ tiếp cận thuốc lá điếu trước đây và TLĐT hiện nay là từ khâu thực thi luật. Ông Hải đã từng chất vấn, liệu cơ quan nào sẽ bắt, xử lý người dưới 18 tuổi hút thuốc lá ngoài phạm vi trường học?
Trên thế giới, Nhật Bản là một ví dụ điển hình cho việc ngăn được giới trẻ hay không phần lớn là nhờ giáo dục kết hợp cùng hệ thống pháp luật nghiêm minh.
Dù là nước đầu tiên hợp pháp hóa TLNN cách đây 10 năm, nhưng theo Khảo sát Quốc gia về Sức khỏe và Dinh dưỡng do Bộ Y tế Nhật Bản công bố vào tháng 8/2024, tỉ lệ giới trẻ sử dụng TLNN chỉ dưới 0,1%.
Tại sự kiện "Phòng chống buôn lậu các sản phẩm thuốc lá - Giải pháp chính sách phù hợp" ngày 16/10 vừa qua, ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cũng nhận định về tính hấp dẫn đối với giới trẻ: "TLNN không dễ tiếp cận giới trẻ do giá cả và tính phức tạp, cồng kềnh trong việc sử dụng".
Cơ quan Công an cũng được ghi nhận thực tiễn tương tự. Theo đó, Trung tá Nguyễn Minh Tiến, Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an TP. Hà Nội cho biết: "TLNN phổ biến với độ tuổi trưởng thành, thu nhập ổn định. Sản phẩm này chủ yếu đến từ Đông Âu, Nhật Bản... qua đường xách tay hoặc nhập lậu qua biên giới. Đây là loại hình giá trị cao, khoảng 4-5 triệu đồng/thùng".
Từ kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn trong nước, có thể thấy rõ tính hấp dẫn của từng loại thuốc lá mới đối với giới trẻ là hoàn toàn khác nhau vì nhiều yếu tố.
Do vậy, các chuyên gia, đại diện cơ quan chức năng đều cho rằng, cần phải hiểu và phân biệt rõ các loại thuốc lá mới, từ cấu tạo, nguyên liệu cho đến tính hấp dẫn của sản phẩm, và tính tương thích với Luật PCTHTL hiện hành.
Đây là cơ sở quan trọng để ra quyết sách quản lý phù hợp, tiết kiệm nhân lực, vật lực và hài hòa lợi ích các bên, đảm bảo tính ổn định lâu dài của Luật. Càng sớm có chính sách kiểm soát thuốc lá mới, càng nhanh ngăn chặn giới trẻ tiếp cận nicotine một cách hiệu quả.
Link nội dung: https://thuonghieudoanhnhan.net.vn/kiem-soat-cac-san-pham-co-chua-nicotine-de-bao-ve-gioi-tre-a79240.html