Thứ quả xưa rụng thối gốc, nay thành đặc sản dân phố săn lùng vì "vị lạ", 30.000 đồng/kg

Loại quả này mọc thành từng chùm, có hình tròn, kích cỡ nhỏ hơn ngón chân cái người lớn, vỏ màu đỏ sậm. Tuy lớp vỏ bao bọc bên ngoài khá dày nhưng bóc tách dễ dàng bằng móng tay.

Trái quăng là loại quả dân dã, mọc hoang dại ở bìa rừng, chân đồi thuộc Trung Bộ và Nam Bộ như Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bình Dương, An Giang…

Theo tìm hiểu, trái quăng có tên khoa học là Alangium salviifolium (L.f.) Wang. Ngoài Việt Nam, cây này còn phân bố từ Ấn Ðộ qua Thái Lan, Campuchia.

Tháng 6, khi rừng núi rền vang bởi khúc nhạc hè của ve cũng là lúc trái quăng chín rộ. Dọc trên con đường vào các bản làng, ra nương rẫy ở các vùng miền núi Quảng Ngãi, thỉnh thoảng người đi đường không khỏi buột miệng xuýt xoa khi chợt bắt gặp cây quăng rừng lúc lỉu quả chín, nhuộm đỏ cả cành.

Thứ quả xưa rụng thối gốc, nay thành đặc sản dân phố săn lùng vì "vị lạ", 30.000 đồng/kg- Ảnh 1.

Ảnh: Dân Việt

Theo Dân Việt, trái quăng mọc thành từng chùm, có hình tròn, kích cỡ nhỏ hơn ngón chân cái người lớn, vỏ màu đỏ sậm. Tuy lớp vỏ bao bọc bên ngoài khá dày nhưng bóc tách dễ dàng bằng móng tay. Hạt quăng to và lớp thịt mỏng có vị ngọt pha lẫn chua chua vô cùng riêng biệt.

Theo lời một số người dân miền núi Quảng Ngãi thì từ khi mọc đến lúc ra quả của cây quăng phải mất rất nhiều năm. Với chiều cao của loại cây này thấp cũng phải 5-7m và quả thường nằm ở các cành nhánh ở phần giữa thân, trên ngọn... cho nên để hái được trái, thường phải sử dụng thang cao trèo, hoặc dùng sào tre để đập rơi xuống và lượm.

Thứ quả xưa rụng thối gốc, nay thành đặc sản dân phố săn lùng vì "vị lạ", 30.000 đồng/kg- Ảnh 2.

Trước kia quăng mọc rất nhiều ở dọc bìa chân đồi, bìa núi vùng đồng bằng Quảng Ngãi. Theo đó cứ mỗi dịp đến mùa hè, vào tầm thời gian từ giữa tháng 5 đến cuối tháng 6, nhiều người đặc biệt là học sinh ở vùng thôn quê lại kéo nhau mang sào đi đập trái quăng để ăn.

Dù có vị chua ngọt khá hấp dẫn tuy nhiên do loại trái này cơm mỏng, không được nhiều người biết vì vậy ít được hái bán... Do đó cây quăng bị người dân chặt bỏ để lấy đất sản xuất nên ngày một ít dần.

Chia sẻ với Tri thức & Cuộc sống, chị Hải (ở Tri Tôn, An Giang) chia sẻ: "Trái quăng có mùi thơm rất riêng, vị chua ngọt hấp dẫn. Tuy lớp vỏ bên ngoài khá dày nhưng có thể bóc tách dễ dàng. Trước đây, thứ quả rừng này là món ăn vặt mà đám trẻ con rất thích. Mình còn nhớ cứ mỗi buổi trưa, hoặc hôm nào được nghỉ học về sớm, cả đám bạn sẽ rủ nhau ra bìa rừng để hái trái quăng.

Thứ quả xưa rụng thối gốc, nay thành đặc sản dân phố săn lùng vì "vị lạ", 30.000 đồng/kg- Ảnh 3.

Cây quăng khá cao nên để hái quả phải trèo, hoặc dùng sào tre để đập xuống. Chúng tôi còn dùng dép ném vào cành để trái quăng rơi xuống. Cả đám nhặt quả rồi chấm với muối ăn tại cây, vừa ăn vừa trêu đùa, cười vang".

Chị Hải cho biết, bây giờ cây quăng ở quê chị không có nhiều, cũng không có ai trồng nên phải vào rừng mới hái được. Từng là thứ quả dại chỉ để ăn chơi, giờ đây trái quăng được nhiều người biết đến và tìm mua vì tò mò.

Thứ xưa là món ăn nhà nghèo nay thành đặc sản dân phố thích mê, 200.000 đồng/kgThứ xưa là món ăn nhà nghèo nay thành đặc sản dân phố thích mê, 200.000 đồng/kgĐỌC NGAY

Tại chợ quê, trái quăng được bà con vùng núi hái, rồi bó thành từng chùm màu đỏ, bán với giá 10.000 đồng/chùm. Nếu mua theo cân sẽ có giá khoảng 30.000 đồng/kg. Người dân địa phương và những người ở xa quê, lâu ngày mới về đều tìm mua để nhớ về hương vị tuổi thơ.

Anh Ba (ở Quảng Ngãi) chia sẻ: "Trước ăn trái quăng đến rát lưỡi, chúng mọc dại nhiều vô kể, cứ ra bìa rừng là hái được trái quăng về nhâm nhi cả ngày. Bây giờ tìm mua được trái quăng không dễ. Thỉnh thoảng về quê tôi mới thấy có người mang bán. Những lúc như thế, tôi sẽ mua hết cả mớ, rồi mang lên thành phố mời cả bạn bè và đồng nghiệp ăn quà quê. Thứ quả dại này có hương vị lạ và độc đáo khiến ai ăn thử cũng thích thú".

Không chỉ là một loại cây cho quả, cây quăng còn được xem là một phương thuốc quý trong Đông y tại các nước.

Ở Ấn Ðộ, vỏ rễ quăng được dùng trị sốt và bệnh ngoài da, cũng dùng làm thuốc chống nôn mửa. Ở Thái Lan, vỏ thân dùng trị hen suyễn và trị bệnh tiêu hóa, gỗ được xem là bổ, dùng trị bệnh trĩ, quả dùng làm thuốc trừ giun.

Minh Hoa (t/h)

Link nội dung: https://thuonghieudoanhnhan.net.vn/thu-qua-xua-rung-thoi-goc-nay-thanh-dac-san-dan-pho-san-lung-vi-vi-la-30000-dongkg-a80369.html