Mối lo ngại kinh tế còn nhiều khó khăn
Theo nhận định từ chuyên gia tài chính Phạm Tuấn Dương (CFA), tăng trưởng kinh tế được thúc đẩy bởi tăng trưởng công nghiệp hướng vào xuất khẩu. Nhìn vào con số, tăng trưởng không chỉ hồi phục so với 2023 mà còn mạnh hơn so với phục hồi hậu Covid 2022, đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng trưởng tốt cả về vốn đăng kỳ và vốn giải ngân.
Tuy nhiên, đối với kinh tế trong nước tiêu dùng cá nhân và hộ gia đình tăng chậm do thu nhập của người lao động bị ảnh hưởng bởi giảm việc làm do giảm xuất khẩu năm 2023, tiết kiệm và tài sản của người dân bị ảnh hưởng bởi thị trường trái phiếu doanh nghiệp và thị trường bất động sản 2021-2023, đầu tư của doanh nghiệp tư nhân chững lại do tâm lý sợ rủi ro tài chính.
"Qua đó cho thấy tăng trưởng GDP ở mức cao, nhưng cảm nhận của người dân và doanh nghiệp là kinh tế vẫn khó khăn." - ông Dương chia sẻ.
Cũng theo ông Dương, có hai lý do doanh nghiệp ngần ngại vay vốn. Thứ nhất họ vẫn trong tâm thế cầm cự và phòng thủ, tức thay vì thấy cơ hội mùa làm ăn cuối năm rất sáng, thay vì nhanh chóng nắm bắt để bứt tốc tăng trưởng thì họ lại thích cầm chừng với tâm lý "miễn lời là được".
Thứ hai, việc tiếp cận nguồn vốn vay cho doanh nghiệp cũng không dễ. Mặc dù đã có những bước chuyển biến tích cực, nhưng trên thực tế hiện nay, tài chính vẫn đang là vấn đề yếu nhất của các doanh nghiệp khiến họ gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các ngân hàng.
Bối cảnh sức cầu của nền kinh tế chưa thật sự phục hồi như kỳ vọng và những biến động từ thị trường quốc tế khiến các Doanh nghiệp chủ trương hạn chế vay thêm nợ, thậm chí giảm dư nợ tín dụng để bớt áp lực tài chính.
Khơi thông vốn, đón cơ hội nhờ gói tín dụng 5.000 tỷ từ ACB
Mới đây, Thống đốc NHNN tiếp tục ban hành văn bản số 8444/NHNN-VP yêu cầu các đơn vị thuộc NHNN và các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (TCTD) thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ ngành Ngân hàng được giao tại Chỉ thị 29. Riêng với các TCTD, NHNN yêu cầu các TCTD tiếp tục triển khai các giải pháp tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, thực chất, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng. Chủ động tháo gỡ, xử lý các khó khăn, vướng mắc nhằm thúc đẩy tăng trưởng tín dụng nói chung và lĩnh vực cho vay đời sống, tiêu dùng hiệu quả, thực chất.
Thực hiện chỉ đạo của NHNN, nhiều ngân hàng đã chủ động thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, đặc biệt là đón đầu mùa sản xuất, kinh doanh cuối năm.
Tiên phong giúp Doanh nghiệp đón cơ hội trong các tháng cuối năm, Ngân hàng Á Châu (ACB) đã giới thiệu gói tín dụng "Khơi thông vốn, đón cơ hội" dành cho các Doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM. Thông qua hình thức ký kết giữa hiệp hội Doanh nghiệp HCM (HUBA) và ACB dưới sự chứng kiến từ NHNN HCM, Sở Công thương HCM và các ban lãnh đạo hai bên, gói tín dụng đã mở ra một hướng tiếp cận vốn trực tiếp và nhanh chóng từ ngân hàng. Với sự hỗ trợ từ phía NHNN cũng như cầu nối doanh nghiệp HUBA, ACB tin rằng gói tín dụng chính là giải pháp hữu hiệu kịp thời, giữ vững ổn định, hỗ trợ DN nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo đà tăng trưởng, nắm bắt cơ hội kể cả trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn.
Với mức lãi suất thấp kỷ lục (ngắn hạn từ 5.5%/năm, dài hạn từ 6.4%/năm), từ hôm nay đến hết năm 2024, doanh nghiệp có thể nhanh chóng tiếp cận gói vay này. Đi kèm với hình thức giải ngân online, chủ doanh nghiệp có thể giải ngân mọi lúc mọi nơi (24/7), không cần đến ngân hàng để ký chứng từ giấy. Sau khi ký số nhận nợ, KHDN có thể nhận tiền ngay trong vài phút.
Tổng giám đốc ACB Từ Tiến Phát cho biết: "ACB tiếp tục đẩy mạnh cung ứng vốn, với lãi suất ưu đãi ra thị trường, cho vay linh hoạt để làm sao vừa hỗ trợ được doanh nghiệp, vừa thúc đẩy tăng trưởng của ngân hàng. ACB cam kết cho vay 5.000 tỷ đồng vốn giá rẻ thông qua các hiệp hội doanh nghiệp và sẽ tiếp tục nâng gói vốn tín dụng lên 10.000 tỷ đồng để hỗ trợ doanh nghiệp trong dịp cuối năm nay".
Quý IV là thời điểm nhu cầu vốn cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh tăng cao, phục vụ cho mùa lễ tết sắp đến. Việc kịp thời triển khai các gói tín dụng ưu đãi, giảm lãi suất như ACB là một động lực lớn để doanh nghiệp có thể tận dụng đẩy mạnh sản xuất, tiêu dùng, thúc đẩy tăng trưởng chung cho toàn nền kinh tế.