Có một thực tế rằng bạo lực gia đình đối với trẻ em không chỉ là những trận đòn roi. Nó bao gồm cả kỳ thị, miệt thị, mắng nhiếc, xúc phạm, đe dọa, hay tạo áp lực căng thẳng như học tập, chứng kiến bạo lực gia đình. Nhiều đứa trẻ hiện nay đang phải chịu bạo lực gia đình theo nhiều hình thức khác nhau.
Trong cộng đồng tâm lý học tội phạm, các chuyên gia cho rằng trải nghiệm tuổi thơ là một yếu tố quan trọng trong hành vi phạm tội. Đối với con cái, lời nói của
3. Dùng ngôn ngữ thể hiện sự tức giận, đổ lỗi cho trẻ
Cuộc sống phải đối mặt với nhiều vấn đề khiến cha mẹ đôi khi khó giữ được sự bình tĩnh. Nhiều khi trẻ làm sai việc gì đó, phụ huynh có xu hướng đổ lỗi lên con cái. "Vì sinh con mà mẹ phải như thế này", "chỉ vì muốn có tiền cho con đi học nên bố mẹ khổ quá", "quá thất vọng vì con, đi học chỉ tốn tiền chứ không được việc gì", "mẹ không nghĩ con tệ đến vậy"...
Trong gia đình, vợ chồng sẽ không thể tránh được lúc bất hòa. Tuy nhiên điều đáng nói là những lúc cãi vã, cha mẹ lại trút giận lên đứa trẻ. Một cảnh thường thấy là: Người mẹ phàn nàn rằng đứa trẻ không ngoan ngoãn, than thở rằng đã dành rất nhiều tâm huyết, nhưng không ai hiểu.
Những lúc như thế, trẻ sẽ tự cảm thấy bản thân là gánh nặng cho bố mẹ, muốn buông xuôi mọi thứ, thậm chí còn đẩy bản thân vào những tình huống nguy hiểm.
Có những trẻ em bị chính cha mẹ của mình bạo lực tinh thần cả thời gian dài mà những người sống gần gũi cũng không biết. Nhiều gia đình vẫn coi việc mắng mỏ, chê bai, mạt sát con cái là một trong những biện pháp để giáo dục chúng. Nếu không biết cách kiềm chế cơn tức giận, cha mẹ không những bị ảnh hưởng đến sức khỏe, mà còn làm tổn thương đến mối quan hệ với con cái.
Cha mẹ cần giữ bình tĩnh trong mọi tình huống, tránh trừng phạt, đánh đập, dùng lời lẽ xúc phạm con. Đồng thời kiên nhẫn, dành thời gian để nói chuyện với con để tìm hiểu lý do sai trái và giúp con điều chỉnh thay vì chửi mắng thậm tệ.