Siêu dự án Sân bay Long Thành hơn 16 tỷ USD và bài toán tìm nguồn nhân lực lên đến 13.800 người chỉ trong giai đoạn 1

Giai đoạn 1, cảng hàng không cần 2.961 người; lĩnh vực quản lý bay cần 881 người; lĩnh vực vận tải hàng không cần 828 người; lĩnh vực cung cấp dịch vụ hàng không cần 8.584 người.

Ngành hàng không Việt Nam hiện nay cho thấy những dấu hiệu phục hồi tích cực sau đại dịch Covid-19, không chỉ dẫn đầu 25 thị trường hàng không nội địa phát triển nhanh nhất thế giới, mà nhiều hãng bay quốc tế cũng đưa Việt Nam vào lộ trình bay của mình. Theo thống kê của Cục Hàng không, dự kiến từ năm 2021-2025, ngành cần trên 60.000 nhân lực.

Riêng sân bay Long Thành, theo dự báo của Cục Hàng không Việt Nam, khi dự án Sân bay Long Thành đi vào hoạt động cần khoảng 13.800 lao động, trình độ từ phổ thông đến trên đại học, tập trung vào các ngành: Khai thác thiết bị kỹ thuật nhà ga, kỹ thuật bay; sửa chữa bảo trì thiết bị; khai thác- điều hành sân bay, quản lý xăng dầu, quản lý an ninh, thợ kỹ thuật, điện, vận tải hàng không, tài chính kế toán, công nghệ thông tin...

Được biết, sân bay Long Thành có quy mô lên đến 5.000ha, tổng số vốn đầu tư hơn 16 tỷ USD, chia làm 4 giai đoạn phát triển từ nay đến năm 2050 với tổng công suất hành khách dự kiến 100 triệu người/ năm và hàng hóa 5 triệu tấn/năm. Đây là một dự án với tầm nhìn chiến lược dài hạn và bài bản của Chính phủ Việt Nam.

Dự kiến khi đi vào hoạt động, sân bay Quốc tế Long Thành sẽ đóng góp từ 3 – 5% tổng GDP cả nước mỗi năm (GDP tăng 8 – 12 tỷ USD từ những tác động mang lại cho kinh tế), giúp tạo việc làm cho hàng chục nghìn lao động nhiều ngành nghề ở khu vực xung quanh sân bay.

Giai đoạn 1, cảng hàng không cần 2.961 người; lĩnh vực quản lý bay cần 881 người; lĩnh vực vận tải hàng không cần 828 người; lĩnh vực cung cấp dịch vụ hàng không cần 8.584 người.

Trước nhu cầu cấp thiết đó, Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh đã khuyến khích các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chủ động liên kết với các đơn vị huấn luyện, đào tạo chuyên ngành hàng không được Cục Hàng không Việt Nam cấp phép.

Nhiều trường đại học địa phương cũng sớm đón đầu.

Đơn cử, Trường Đại học Công nghệ Miền Đông (MIT University) trong chia sẻ mới đây cho biết đã có định hướng và thực hiện các chương trình đào tạo hướng tới đào tạo nhân lực phục vụ nhu cầu nhân lực sân bay quốc tế Long Thành.

Siêu dự án Sân bay Long Thành hơn 16 tỷ USD và bài toán tìm nguồn nhân lực lên đến 13.800 người chỉ trong giai đoạn 1- Ảnh 1.

Ảnh: PGS.TS Phạm Văn Song - Hiệu trưởng MIT University - trong chia sẻ mới đây.

Trường đã xây dựng và tuyển sinh 2 ngành – chuyên ngành phục vụ trực tiếp nhu cầu nhân lực là ngành Quản trị Hàng không và ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng. Cụ thể,

+ Ngành Quản trị Hàng không tại MIT University hướng tới đào tạo lực lượng cử nhân phục vụ quá trình điều hành, khai thác và cung ứng dịch vụ hàng không dân dụng.

+ Còn ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng mục tiêu đào tạo cử nhân Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, cung ứng nhân lực liên quan đến việc hoạch định nguyên liệu, tìm nguồn cung ứng, mua nguyên liệu – hàng hóa, vận chuyển, lưu kho- xuất kho và giao thành phẩm – hàng hóa đến khách hàng.

MIT University thuộc hệ thống Nguyễn Hoàng Group. Năm 2022, trưởng đã có đầu tư nâng cấp, mở rộng giai đoạn 1 trên khuôn viên 10ha, tổng kinh phí gần 400 tỷ đồng. Nằm tại trung tâm vùng kinh tế trọng điểm khu vực Đông Nam Bộ gồm: TPHCM, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh, MIT định hướng mô hình đại học thông minh, đào tạo nhân lực cho các vùng kinh tế phía Nam.

Ngoài ra, các trường khác như Trường Cao đẳng công nghệ quốc tế Lilama 2 (huyện Long Thành) cũng đã ký kết hợp tác với Công ty TNHH MTV VAECO về việc đào tạo nhân viên bảo dưỡng máy bay và ký kết hợp tác với Học viện hàng không Vietjet để đào tạo nhân lực cho 4 ngành…

Link nội dung: https://thuonghieudoanhnhan.net.vn/sieu-du-an-san-bay-long-thanh-hon-16-ty-usd-va-bai-toan-tim-nguon-nhan-luc-len-den-13800-nguoi-chi-trong-giai-doan-1-a82520.html