Tiến sĩ, bác sĩ Lauren Juyia là một bác sĩ sản phụ khoa sống tại Florida (Mỹ). Cô phát hiện mắc ung thư đại tràng giai đoạn 4 ở tuổi 37 dù chỉ xuất hiện 2 triệu chứng không quá rõ ràng vào tháng 8/2022.
Ban đầu, cô còn cho rằng mình mệt mỏi do tuổi tác và công việc bận rộn. Juyia có 2 con nhỏ hay thức dậy vào ban đêm và phải làm việc cả ngày nên cô nghĩ đó là biểu hiện bình thường.
Tuy nhiên, khi sự mệt mỏi này đi kèm với "cảm giác nặng nề ở vùng chậu", là một bác sĩ, Juyia biết rằng đây là điều bất bình thường. Bởi vậy, cô quyết định đi siêu âm và nhận chẩn đoán mắc ung thư đại trực tràng.
Kết quả siêu âm ghi nhận những khối u lớn hơn bình thường gần buồng trứng của Juyia.
Chỉ trong vài tuần, khối u này đã tăng kích thước từ 8cm lên 24cm. Nguyên nhân thực sự của tình trạng này là ung thư đại tràng giai đoạn muộn và đã có di căn.
"Một khối u lành tính thường không phát triển nhanh tới vậy. Lúc đầu, tôi nghi ngờ mình mắc ung thư buồng trứng", bác sĩ Juyia kể lại.
Đến tháng 9/2022, cô trải qua ca phẫu thuật để loại bỏ các khối u đã lan đến nhiều bộ phận khác của cơ thể bao gồm buồng trứng, tử cung, ruột thừa và bụng.
Đáng chú ý là mặc dù khối u phát triển nhanh, Juyia không gặp phải bất kỳ triệu chứng nghiêm trọng nào ngoại trừ cảm giác nặng vùng chậu và mệt mỏi. Cô nói: "Tôi hay bị mệt vào buổi chiều khoảng 2 tháng trước khi phát hiện bệnh. Là một bà mẹ có 2 con nhỏ, tôi không nghĩ đó lại là dấu hiệu của bệnh tật. Tôi chỉ nghĩ mình đơn giản cần một tách trà chiều".
Sau khi biết mình mắc ung thư giai đoạn 4, Juyia đã bắt đầu chiến dịch hóa trị kéo dài 6 tháng trong khi đó cô vẫn tiếp tục làm việc.
Vào tháng 3 năm ngoái, Juyia đã phẫu thuật thêm lần nữa để loại bỏ khối u tiềm ẩn. Đến tháng 4, cô nhận thông báo đã khỏi vì các xét nghiệm cho thấy "không có bằng chứng về bệnh".
Sau khi trải qua thử thách bệnh tật, bà mẹ 2 con hiện rất muốn nâng cao nhận thức về các dấu hiệu ban đầu của ung thư đại trực tràng, bao gồm một số triệu chứng dễ bị bỏ qua như mệt mỏi và cảm giác "nặng vùng chậu".
Ung thư đại trực tràng hiện nay đã có xu hướng trẻ hóa, nguyên nhân chính nằm ở việc chúng ta đã không chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày một cách lành mạnh và khoa học.
Các chuyên gia ung thư cho rằng, việc phát hiện sớm các dấu hiệu ung thư là chìa khóa quan trọng nhất để "cứu" bệnh nhân. Vì việc phát hiện sớm và điều trị sớm sẽ giúp bệnh nhân kéo dài thời gian sống, giảm chi phí điều trị và nhiều lợi ích khác.
Trên thực tế, dù tương đối khó nhận biết, nhưng nếu quan sát kỹ, bạn vẫn có thể tự phát hiện các dấu hiệu ung thư trực tràng. Những triệu chứng dưới đây chính là dấu hiệu cảnh báo bệnh sớm, chúng ta cần lưu ý:
-Chán ăn, đầy bụng: khó tiêu, đầy trướng bụng trên vùng rốn, ăn không ngon là tình trạng thường thấy ở người bệnh ung thư đại tràng. Tình trạng này kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi, sút cân.
Người có bệnh ung thư đại trực tràng sẽ thường xuyên xuất hiện các cơn đau đáng kể ở bụng. Đau bụng được biểu hiện bằng các triệu chứng khó chịu ở vùng dạ dày, từ đó gây ảnh hưởng và khó chịu ở toàn bộ vùng bụng, phổ biến là mệt mỏi phờ phạc và đau bụng từng cơn.
Nếu bạn xuất hiện các triệu chứng trên, hãy tìm gặp bác sĩ càng sớm càng tốt, việc khám kiểm tra tại các bệnh viện và tiến hành điều trị sẽ giúp làm giảm các triệu chứng đau, nếu phát hiện có bệnh thì can thiệp y tế kịp thời.
Để phòng bệnh hiệu quả, hãy tránh ăn chất béo cao, protein, thực phẩm chất xơ thấp, học các kiến thức phòng bệnh và điều trị bệnh khi chưa có bệnh, chưa có triệu chứng. Nghĩa là khi khỏe mạnh, đã phải quan tâm chăm sóc sức khỏe một cách cẩn thận nhất.
-Cân nặng giảm bất thường: Nếu cơ thể giảm cân bất thường, không rõ nguyên nhân thì bạn cũng không nên coi thường. Rất có thể đó là dấu hiệu của ung thư, nhất là ung thư đại tràng, dạ dày hoặc các bộ phận khác liên quan đến đường tiêu hóa.
-Táo bón: Nếu đi ngoài ít hơn 3 lần trong một tuần, bạn đã mắc chứng táo bón. Tuy nhiên triệu chứng này có thể xuất hiện ở những bệnh lý đường tiêu hóa thông thường khác, tuy nhiên cũng không nên bỏ qua cảnh báo cho bệnh ung thư đại trực tràng đang xâm lấn cơ thể bạn.
-Đi ngoài phân nhỏ: Đi ngoài phân nhỏ là một dấu hiệu chứng tỏ trên đường đào thải ra bên ngoài phân của bạn đã gặp phải những vật cản khác trong đường tiêu hóa làm cho hình dạng và kích cỡ của phân bị biến dạng, thay đổi. Những vật cản đó có thể là các khối u đang được hình thành trong ruột kết.
-Đi ngoài kèm máu: Khi phân đi qua khối u không chỉ làm cho chúng thay đổi về kích cỡ mà chúng còn gây nên hiện tượng chảy máu. Đại tiện kèm máu đỏ tươi, nhỏ giọt, phủ lên phân là triệu chứng phổ biến nhất của ung thư trực tràng, tuy nhiên có một sự trùng hợp là nhiều người sẽ nhầm lẫn triệu chứng này với các dấu hiệu của bệnh trĩ, và cuối cùng tự để bệnh phát triển quá lâu dẫn đến bệnh ngày càng nặng.
-Mệt mỏi và căng thẳng, chóng mặt: Mệt mỏi do ung thư đại tràng thường liên quan đến thiếu máu do mất máu trong phân. Người bệnh cảm thấy kiệt sức ngay cả khi đã nghỉ ngơi, đồng thời suy nhược cơ thể một cách nhanh chóng mà không rõ nguyên nhân.
- Co thắt dạ dày: Nếu những cơn co thắt đó đi kèm cảm giác đau thì có thể khối u đã đi chọc vào thành ruột và hình thành nên bệnh ung thư đại trực tràng một cách nghiêm trọng.
Minh Hoa (t/h)
Link nội dung: https://thuonghieudoanhnhan.net.vn/bac-si-37-tuoi-phat-hien-mac-ung-thu-giai-doan-cuoi-tu-dau-hieu-de-bi-bo-qua-a82946.html