3 nước ASEAN bị ảnh hưởng nặng bởi lệnh cấm của Ấn Độ, chuyên gia cảnh báo thị trường hỗn loạn

Admin

Theo các nhà nghiên cứu, sẽ có hàng triệu người bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ.

3 nước ASEAN bị ảnh hưởng nặng bởi lệnh cấm của Ấn Độ, chuyên gia cảnh báo thị trường hỗn loạn - Ảnh 1.

Malaysia, Singapore, Philippnes được nhắc tên

Lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ có thể ảnh hưởng đến thị trường gạo toàn cầu - và hàng triệu người dự kiến sẽ bị ảnh hưởng, trong đó châu Á và châu Phi sẽ phải chịu gánh nặng lớn nhất.

Ấn Độ, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, đã ban hành lệnh cấm xuất khẩu gạo vào ngày 20/7 khi chính phủ tìm cách kiềm chế giá lương thực trong nước tăng cao và "đảm bảo có đủ gạo trong nước với giá hợp lý".

Quốc gia tỷ dân Nam Á chiếm đến hơn 40% thương mại gạo toàn cầu.

"Malaysia dường như là nước dễ bị tổn thương nhất theo phân tích của chúng tôi", Ngân hàng Anh quốc Barclays cho biết trong một báo cáo gần đây, nhấn mạnh sự phụ thuộc khá lớn của Malaysia vào gạo Ấn Độ.

Các nhà phân tích viết: "Nước này nhập khẩu một phần đáng kể nguồn cung gạo của mình và Ấn Độ chiếm một phần tương đối lớn trong lượng gạo nhập khẩu của họ."

Singapore cũng có khả năng bị ảnh hưởng, với báo cáo cho thấy Ấn Độ chiếm khoảng 30% lượng gạo nhập khẩu của đảo quốc.

Tuy nhiên, Barclays lưu ý rằng Singapore chủ yếu phụ thuộc vào nhập khẩu lương thực nói chung, không chỉ gạo. Đất nước này hiện đang nỗ lực tìm cách thoát khỏi lệnh cấm của Ấn Độ.

3 nước ASEAN bị ảnh hưởng nặng bởi lệnh cấm của Ấn Độ, chuyên gia cảnh báo thị trường hỗn loạn - Ảnh 2.

Giá gạo hiện đang dao động ở mức cao nhất trong thập kỷ, giữa bối cảnh El Nino gây thêm rủi ro cho sản xuất toàn cầu tại các nhà sản xuất gạo lớn khác của châu Á như Thái Lan, Pakistan và Việt Nam.

Barclays chỉ ra rằng Philippines sẽ "chịu ảnh hưởng nhiều nhất trước sự gia tăng giá gạo toàn cầu", do tỷ trọng gạo cao nhất trong rổ CPI của mình. Tuy nhiên, phần lớn gạo nhập khẩu của quốc gia Đông Nam Á này đến từ Việt Nam.

Tình trạng hỗn loạn có thể xảy ra trên thị trường?

Châu Á không phải là khu vực duy nhất bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ, nhiều quốc gia châu Phi và Trung Đông cũng dễ bị ảnh hưởng.

BMI, đơn vị nghiên cứu của Fitch Solutions, cho biết các thị trường dễ bị ảnh hưởng bởi các hạn chế xuất khẩu của Ấn Độ tập trung ở châu Phi cận Sahara và ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi, trong đó Djibouti, Liberia, Qatar, Gambia và Kuwait là những nơi "bị tác động nhiều nhất".

Đây không phải là lần đầu tiên Ấn Độ áp đặt lệnh cấm xuất khẩu gạo, nhưng tác động lần này có thể sâu rộng hơn.

Vào tháng 10/2007, Ấn Độ đã áp đặt lệnh cấm xuất khẩu gạo và tái áp đặt vào tháng 4/2008, khiến giá mặt hàng này tăng gần 30%.

Nếu các nhà xuất khẩu gạo lớn khác như Việt Nam và Campuchia áp đặt hình thức hạn chế xuất khẩu, và các nhà nhập khẩu lớn như Indonesia và Malaysia đua nhau tích trữ, thì thế giới sẽ xem xét "sự hỗn loạn có thể xảy ra trên thị trường gạo", ông Mohanty, Giám đốc vùng của công ty nghiên cứu nông nghiệp International Potato Center (CIP), nói.

Ông cảnh báo rằng kịch bản thậm chí có thể tồi tệ hơn hậu quả năm 2007.

Mohanty cho biết quy mô những người bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm gạo của Ấn Độ sẽ lên tới hàng triệu người, đồng thời dự báo những người tiêu dùng nghèo hơn ở các nước láng giềng của Ấn Độ, đặc biệt là Bangladesh và Nepal, sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất.