Cha mẹ giúp con trút bỏ được 3 “gánh nặng”, trẻ sẽ trở nên kỷ luật, tự giác

Admin

Hành động kiểm soát của cha mẹ cũng không thể khiến con một ngày đột nhiên giác ngộ và có thể tự mình quản lý cuộc sống của mình.

Nhiều bậc cha mẹ phàn nàn rằng con cái họ ở nhà vào cuối tuần toàn chơi game, xem video hoặc chơi cùng bạn bè mà không làm bài tập về nhà. Tất nhiên, một số cha mẹ vẫn có cách, như đặt mục tiêu và có thưởng phạt tùy theo các hiệu quả khác nhau.

Cha mẹ giúp con trút bỏ được 3 “gánh nặng”, trẻ sẽ trở nên kỷ luật, tự giác - Ảnh 1.

Đối với hầu hết trẻ em, phương pháp này vẫn rất hiệu quả. Nhưng một số trẻ bướng bỉnh thì các quy tắc và phần thưởng, hình phạt mà không có sự đồng ý của trẻ sẽ chỉ khơi dậy sự nổi loạn và phản kháng. Ý định tốt ban đầu của chúng ta cuối cùng phát triển thành xung đột giữa cha mẹ và con cái.

Hơn nữa, chúng ta không thể lập kế hoạch cho đứa trẻ và giám sát việc thực hiện trong suốt quãng đời còn lại. Hành động kiểm soát của cha mẹ cũng không thể khiến con một ngày đột nhiên giác ngộ và có thể tự quản lý cuộc sống của mình.

Suy cho cùng, tương lai của một đứa trẻ không chỉ là làm bài tập về nhà mà còn rất nhiều việc khác đang chờ trẻ chủ động làm. Nếu không có đủ kỷ luật tự giác thì không thể đặt nền tảng tốt cho cuộc sống tương lai.

Vậy tại sao trẻ luôn ì ạch, trì hoãn, không chịu chủ động làm mọi việc? Tại sao trẻ em thích vui chơi và trốn tránh công việc của mình? Từ góc độ tâm lý học mà nói, chủ yếu có ba nguyên nhân, chỉ khi thật sự trút bỏ được "gánh nặng" này, trẻ sẽ tự xoay xở được, đó mới là kỷ luật tự giác thực sự.

1. Những đứa trẻ có lòng tự trọng thấp luôn nghi ngờ bản thân

Những đứa trẻ thiếu tự tin thường có xu hướng chú ý quá nhiều đến ý kiến và đánh giá của người khác. Chúng cảm thấy rằng hành động và quyết định của mình phải được người khác chấp thuận, nếu không sẽ rất băn khoăn.

Những đứa trẻ như vậy luôn do dự, thiếu quyết đoán trước khi làm việc gì, trong thế giới tâm lý của chúng, chúng không hề có nhu cầu thực sự của bản thân mà chỉ có sự đòi hỏi, đánh giá của người khác.

Với gánh nặng tâm lý như vậy, trẻ rất khó đạt được tính tự giác.

2. Trẻ có tâm lý nổi loạn

Trẻ có tâm lý nổi loạn thường tỏ ra thiếu tự tin, thiếu tự trọng, không muốn tự lập và luôn cảm thấy bất lực trong cuộc sống. Bởi vì trong cuộc sống hàng ngày, chúng thường không có quyền tự mình lựa chọn, phải hành động theo mong đợi của cha mẹ nhiều hơn. Khi bày tỏ nhu cầu tình cảm thực sự bên trong của mình, trẻ thường bị cha mẹ đổ lỗi hoặc xem thường.

Vì vậy, trẻ sẽ thường cảm thấy thất vọng, bất lực, kém cỏi và tức giận. Khi cảm thấy quyền tự chủ của mình bị xâm phạm, trẻ có những phản ứng cảm xúc mạnh mẽ và sử dụng các biện pháp thách thức cực đoan.

Những đứa trẻ với gánh nặng tâm lý như vậy cũng khó có kỷ luật tự giác.

3. Trẻ sợ bị khiển trách

Nhiều bậc cha mẹ có một triết lý nuôi dạy con đó là: Nếu tôi khen ngợi, điều đó sẽ khiến trẻ nảy sinh cảm giác kiêu ngạo. Điều này không có lợi cho việc để trẻ tự khám phá ra vấn đề của mình. Chìa khóa để giáo dục một đứa trẻ là phải chỉ trích và thúc giục nó mọi lúc.

Tuy nhiên, các chuyên gia "Kỷ luật tích cực" cho rằng chỉ khi trẻ cảm thấy tốt, trẻ sẽ làm tốt hơn.

Vì trẻ em có thể chủ động làm mọi việc và làm với sự tập trung cao độ. Nếu luôn lo lắng rằng khi làm điều gì đó sẽ luôn bị cha mẹ chỉ trích, thì trẻ sẽ thiếu động lực. Ngay cả khi làm, trẻ cũng không thể tập trung, bởi vì trẻ sẽ đoán trước được bố mẹ sẽ chỉ trích như thế nào.

Nỗi sợ bị cha mẹ đổ lỗi dần dần phát triển thành nỗi sợ phải làm mọi việc một mình.

Làm thế nào để giúp trẻ trút bỏ gánh nặng tâm lý, để trẻ chủ động và tự giác?

① Thực sự lắng nghe

Nếu trẻ lười biếng, không vâng lời và không muốn chủ động, có thể là do trẻ cảm thấy bất lực hoặc thiếu tự tin. Vì vậy, cha mẹ nên thực sự lắng nghe con cái và hiểu nhu cầu cũng như cảm xúc của chúng. Đồng thời, cha mẹ cũng cần thể hiện sự tôn trọng và quan tâm để trẻ cảm thấy được chấp nhận và thấu hiểu.

② Nhằm vào hành vi hơn là bản thân đứa trẻ

Cha mẹ có thể cảm thấy tức giận hoặc thất vọng trước hành vi của trẻ, nhưng nếu bộc lộ cảm xúc này trực tiếp với trẻ, điều đó có thể làm tổn thương lòng tự trọng của con mình. Vì vậy, cha mẹ nên phê bình và hướng dẫn hành vi của con cái thay vì chỉ trích tính cách của chúng.

③ Giúp trẻ bày tỏ cảm xúc

Trẻ em đôi khi không thể bày tỏ cảm xúc hoặc nhu cầu của mình một cách chính xác, điều này có thể khiến chúng cảm thấy rất bất lực. Trong những tình huống như vậy, cha mẹ có thể giúp trẻ xác định cảm xúc và nhu cầu, đồng thời đưa ra sự hỗ trợ và giải pháp phù hợp.

④ Sử dụng ngôn ngữ tích cực

Cha mẹ nên sử dụng ngôn ngữ tích cực, khích lệ để giao tiếp với con cái. Ví dụ, chúng ta có thể sử dụng các cách như "Bố mẹ quan sát thấy…", "Bố mẹ cảm thấy…", "Bố mẹ cần con giúp…" để bày tỏ mong muốn và kỳ vọng của mình, nhằm kích thích sự hợp tác của trẻ.

⑤Tìm giải pháp

Cha mẹ và con cái có thể cùng nhau tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề và tìm ra giải pháp hiệu quả. Trong quá trình này, cha mẹ nên chú ý đến nhu cầu và cảm xúc của con cái, đồng thời cho con cơ hội đưa ra quyết định độc lập càng nhiều càng tốt, để nâng cao tinh thần trách nhiệm và sự tự tin của con.