Chưa đủ 18 tuổi có được đứng tên trên đăng ký xe máy?

Admin

Theo quy định, người từ đủ 15 tuổi trở lên đến dưới 18 tuổi vẫn thuộc đối tượng được đăng ký xe. Tuy nhiên, việc đăng ký xe phải được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ thì mới được đứng tên xe máy.

Theo quy định, khi mua xe máy, người thực hiện thủ tục đăng ký phải là người mua, được điều chuyển hoặc cho, tặng xe. Như vậy, người đứng tên trên giấy đăng ký xe máy sẽ phải có đủ điều kiện để thực hiện các giao dịch dân sự.

Chưa đủ 18 tuổi có được đứng tên trên đăng ký xe máy? - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: Vnexpress)

Hiện nay, luật pháp Việt Nam chưa có quy định cụ thể về độ tuổi được đứng tên trên giấy chứng nhận đăng ký xe máy. Tuy nhiên, tại khoản 4 Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về độ tuổi một cá nhân được tự xác lập và thực hiện giao dịch dân sự cụ thể như sau:

- Người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi.

- Giao dịch dân sự của người chưa đủ 6 tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.

- Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.

- Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

Đồng thời, tại khoản 9 Điều 3 Thông tư 24/2023 của Bộ Công An có quy định về việc đăng ký xe cho người từ đủ 15 tuổi như sau:

Cá nhân từ đủ 15 tuổi trở lên thì được đăng ký xe. Trường hợp cá nhân từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi đăng ký xe thì phải được cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ đồng ý và ghi nội dung “đồng ý”, ký, ghi rõ họ tên, mối quan hệ với người được giám hộ trong giấy khai đăng ký xe.

Như vậy, theo quy định nêu trên, người từ đủ 15 tuổi trở lên đến dưới 18 tuổi vẫn thuộc đối tượng được đăng ký xe. Tuy nhiên, việc đăng ký xe phải được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ thì mới được đứng tên xe máy.

Để có thể điều khiển xe máy, người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi cần có đủ các điều kiện về giấy phép lái xe, tuổi và sức khỏe theo quy định của Luật Giao thông đường bộ. Cụ thể như sau:

1. Giấy phép lái xe không thời hạn bao gồm các hạng sau đây:

- Hạng A1 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3;

- Hạng A2 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1;

- Hạng A3 cấp cho người lái xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự.

2. Về độ tuổi của người lái xe được quy định tại Luật Giao thông đường bộ năm 2008:

- Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;

- Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;

- Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2);

- Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC);

- Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD);

- Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.

Như vậy, theo quy định nêu trên thì độ tuổi hợp pháp của người lái xe thấp nhất là đủ 16 tuổi đối với xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3. Các loại xe khác thì xác định độ tuổi phù hợp theo quy định.

3. Mức phạt đối với người chưa đủ tuổi điều khiển xe gắn máy?

Người chưa đủ tuổi mà điều khiển xe máy sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật, cụ thể như sau:

- Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô.

- Phạt tiền từ 400.000 đồng - 600.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên.

Tuy nhiên chúng ta cần lưu ý, không phải cá nhân đủ tuổi đứng tên trên đăng ký xe là có thể đủ điều kiện điều khiển các phương tiện xe cơ giới đường bộ. Người dân phải tuân thủ đúng các quy định của Luật giao thông đường bộ để đảm bảo an toàn giao thông và có đủ khả năng để xử lý tình huống cũng như chịu trách nhiệm dân sự, hình sự nếu có sự cố xảy ra.

Người điều khiển phương tiện giao thông người lái xe cần tuân thủ quy định về khám sức khỏe định kỳ theo đúng quy định của Bộ Y tế và Bộ Giao thông vận tải.

Xem thêm:

Tin liên quan

Sếp Torino Design 'bóc' VinFast VF 7: Thân xe nhiều hình tam giác và điều dị thường hiếm ai thực hiện