Lịch trình “khổ luyện thành tài” của một cô bé tiểu học
Câu chuyện về cô bé Văn Văn ở Thượng Hải (
Lịch trình “khổ luyện thành tài” của một cô bé tiểu học
Câu chuyện về cô bé Văn Văn ở Thượng Hải (
Một ngày của người mẹ Bảo Nhi chỉ xoay quanh con cái và gia đình
Cha mẹ Văn Văn cho cô bé học vĩ cầm để thi vào trường trung học trực thuộc Nhạc viện Thượng Hải. Ngôi trường này được biết đến là “cái nôi của các nghệ sĩ”, chỉ cần thi đỗ vào thì 10 năm sau sẽ không cần phải lo lắng về con đường sự nghiệp. Thế nên tỷ lệ cạnh tranh cũng vô cùng lớn, năm ngoái chỉ nhận 7 học sinh chuyên ngành vĩ cầm.
Muốn đỗ vào Nhạc viện, chắc chắn bạn phải chăm chỉ ở mức người bình thường không thể làm nổi. Để chuẩn bị cho kỳ thi, Văn Văn chỉ học nửa ngày trên trường sau đó luyện đàn 8-9 tiếng, buổi tối làm bài tập về nhà, không được nghỉ ngơi quá 5 phút. Mẹ cô bé cho rằng khi làm bài tập buổi tối cũng là lúc con gái nghỉ ngơi, không cần tốn thời gian giải trí thêm. Với cường độ này, đến người lớn cũng khó kiên trì được, không nói tới những đứa trẻ mới học tiểu học.
Văn Văn cũng từng có lúc muốn bỏ cuộc nhưng mẹ cô bé thì không. Văn Văn kể với tổ sản xuất phim rằng mẹ từng phạt cô đến mức gãy 24 cây vĩ kéo violin. Nhiều bậc cha mẹ không hiểu tại sao ngày càng nhiều trẻ em mắc bệnh tâm lý trong khi điều kiện sống tốt hơn thế hệ trước. Chính hoàn cảnh của Văn Văn có thể cho khán giả một câu trả lời.
Không ít bậc cha mẹ trong xã hội hiện nay chọn dồn hết của cải, tâm sức vào điều kiện học tập của con cái để chúng có một tương lai hứa hẹn hơn. Điều này vô tình đẩy những đứa trẻ vào vòng xoáy cạnh tranh, áp lực quá sớm. Nhà tâm lý học Alfred Adler từng nói: “Người may mắn dành tuổi thơ để chữa lành hiện tại, kẻ bất hạnh dành cuộc đời để hàn gắn tuổi thơ”.
Văn Văn dù được gia đình chăm lo cẩn thận không thiếu thốn bất kỳ vật chất nào. Bà của cô bé mỗi ngày đi tàu điện ngầm 1 tiếng đồng hồ để tới nấu ăn cho gia đình con gái. Bà cũng chịu luôn trách nhiệm đến trường ghi bài tập về nhà cho Văn Văn. Cha cô bé vẫn luôn là trụ cột tài chính trong nhà, lo tiền học cho cô bé. Sự cố gắng của cả gia đình vô hình trở thành gánh nặng tâm lý với đứa trẻ 9 tuổi. Văn Văn vừa biết ơn lại vừa cảm thấy có lỗi nếu không đỗ vào Nhạc viện như kỳ vọng của cha mẹ.
Tuy nỗ lực kiếm tiền vì gia đình nhưng cha của Văn Văn, anh Giang rất phản đối cách giáo dục gây áp lực cho con cái của vợ. Họ từng cãi vã, thậm chí người đàn ông này còn bỏ nhà ra ngoài lúc tức giận. Mâu thuẫn người lớn còn khó giải quyết, tất nhiên đứa trẻ càng không dám bày tỏ, chỉ biết chọn cách kìm nén bản thân.
Bố của Văn Văn không tán thành cách nuôi dạy con đầy áp lực của vợ
Khi thành tích của con cái trở thành KPI của cha mẹ
Cuối bộ phim tài liệu, sự chăm chỉ của Văn Văn cuối cùng cũng được đền đáp, kết quả đúng như mong đợi của người mẹ Bảo Nhi khi con đỗ vào Nhạc viện. Thế nhưng đây không phải bộ phim ca ngợi cách nuôi dạy con theo kiểu “áp lực tạo ra kim cương”. Anh Giang chia sẻ rằng vợ mình đang tự gây sức ép cho bản thân, lấy thành tích của con cái trở thành KPI duy nhất của cô để chứng minh khả năng nuôi dạy con cái mọi người xung quanh.
Văn Văn luôn mong muốn được nghỉ ngơi sau những giờ luyện đàn và học hành mệt mỏi
Bậc cha mẹ luôn có mong muốn con cái “hoá rồng hoá phượng”, người mẹ của Văn Văn cũng không phải ngoại lệ. Nhưng phương pháp giáo dục gây áp lực cho chính mình và các con liệu có biến tương lai của đứa trẻ như mong muốn của phụ huynh? Câu trả lời thực sự là một biến số khôn lường giống như việc không ai biết trước ngày mai sẽ diễn ra như thế nào vậy.
Một ý kiến được nhiều người ủng hộ dưới bộ phim này: “Từ khi bắt đầu có con, tất cả những gì tôi cũng như nhiều cha mẹ mong muốn chỉ là con cái được khoẻ mạnh và hạnh phúc. Trên từng bước đường đời, sẽ có lúc chúng ta quên đi suy nghĩ này và chỉ muốn các con lớn lên theo cách mình định sẵn.
Thế nhưng mong bạn đừng quên, con bạn không chỉ là của bạn, chúng cũng là những cá thể riêng biệt, có cá tính độc lập, có hoài bão riêng. Vậy nên để các con tự khám phá và đi trên con đường mình đã chọn mới khiến chúng hạnh phúc nhất”.
Bài/Ảnh: Toutiao