Nằm gọn trong lòng bàn tay nhưng đủ giúp một quốc gia châu Á tiết kiệm hơn 198 nghìn tỷ đồng, người Việt Nam cũng rất hào hứng với công nghệ tương tự

Admin

Nhỏ nhưng có võ, “tấm dán” này có thể giúp ích rất lớn cho hệ thống giao thông của nhiều nước trên thế giới.

Nằm gọn trong lòng bàn tay nhưng đủ giúp một quốc gia châu Á tiết kiệm hơn 198 nghìn tỷ đồng, người Việt Nam cũng rất hào hứng với công nghệ tương tự - Ảnh 1.

FASTag - ‘Tấm dán’ của thế giới hiện đại

Có một công nghệ đang phổ dụng ở Ấn Độ. Với tên gọi FASTag, tấm thẻ thu phí không dừng đang tạo ra cuộc cách mạng ở quốc gia đông dân nhất thế giới, giúp chủ xe ô tô sẽ không cần phải xếp hàng dài, dừng lại tại các trạm thu để trả tiền phí cầu đường nữa. Chúng thường được người sử dụng dán trên mặt kính chắn gió ô tô.

Cụ thể, ngay khi xe ô tô đi qua trạm, thông qua máy quét, phí cầu đường sẽ được trừ trực tiếp vào tài khoản ngân hàng hoặc ví điện tử - được liên kết với FASTag.

Để làm được điều này, “tấm dán” đã được tích hợp một công nghệ hiện đại - nhận dạng qua tần số vô tuyến (RFID). Theo thống kê, công nghệ này đã giảm đáng kể thời gian chờ đợi tại các trạm thu phí trên khắp Ấn Độ.

Nằm gọn trong lòng bàn tay nhưng đủ giúp một quốc gia châu Á tiết kiệm hơn 198 nghìn tỷ đồng, người Việt Nam cũng rất hào hứng với công nghệ tương tự - Ảnh 2.

Lợi ích không tưởng của FASTag

Bộ trưởng Giao thông Đường bộ và Đường cao tốc Ấn Độ Nitin Gadkari cho biết, việc áp dụng công nghệ thu phí không dừng bằng FASTag đã giúp nước này tiết kiệm khoảng 8,4 tỷ USD (hơn 198 nghìn tỷ đồng) khoản chi phí dành cho nhiên liệu.

Được biết, Ấn Độ đã áp dụng quy định bắt buộc sử dụng FASTag từ tháng 2/2021. Công nghệ này sẽ chuyển phí cầu đường từ tài khoản ngân hàng hoặc ví điện tử của người dân, ví dụ ví Paytm đến thẳng Cơ quan Cao tốc Quốc gia Ấn Độ (NHAI).

“Nó chắc chắn đem lại nhiều lợi ích khi tham gia giao thông trên đường cao tốc. Thậm chí, nhiều điểm thu phí tại bãi đậu xe ở các trung tâm thương mại cũng đã chấp nhận thanh toán phí qua thẻ này”, Shyama P - một chuyên gia công nghệ thông tin chia sẻ.

Cô thường xuyên lái xe đến Kozhikode, Kerala để gặp gia đình và thường phải dừng lại từ 3-10 trạm thu phí - tùy thuộc vào lộ trình. “Thật tiện lợi vì giờ đây, chúng tôi không cần phải có tiền lẻ trong người để nộp phí hay xếp hàng chờ đợi quá lâu nữa”, cô nói thêm.

Theo thông tin của Cơ quan Cao tốc Quốc gia Ấn Độ, kể từ năm 2021, số trạm thu phí sử dụng FASTag đã tăng từ 770 lên 1.228. Ngoài ra, công nghệ thanh toán này cũng có sẵn tại 140 bãi đậu xe ở hơn 50 thành phố của Ấn Độ.

Nằm gọn trong lòng bàn tay nhưng đủ giúp một quốc gia châu Á tiết kiệm hơn 198 nghìn tỷ đồng, người Việt Nam cũng rất hào hứng với công nghệ tương tự - Ảnh 3.

Ông Nitin Gadkari cho biết việc tích hợp FASTag đã làm tăng doanh thu phí cầu đường từ 770 triệu USD trong giai đoạn 2013 - 2014 lên gần 5 tỷ USD trong giai đoạn 2022-2023. Chính phủ Ấn Độ hiện cũng đặt mục tiêu doanh thu tăng trưởng lên hơn 15 tỷ USD vào năm 2030. FASTag hiện cũng đang được triển khai tại nhiều bãi đậu xe tại sân bay.

“FASTag khá giống UPI”, Aviral Bhatnagar, một nhà đầu tư mạo hiểm tại công ty tư vấn Venture Highway nhận định. UPI là giao diện thanh toán hợp nhất - một hệ thống thanh toán cho phép chuyển tiền giữa các tài khoản ngân hàng với nhau bằng điện thoại thông minh.

Ragini Malhotra - người sử dụng FASTag cho biết, công nghệ này giúp mọi người “không cần tiếp xúc” khi thanh toán nên rất phù hợp trong thời kỳ dịch bệnh trước đây. Tuy nhiên, đôi khi nó cũng gặp vấn đề. “Đã có lúc tôi phải di chuyển xe lên xuống vài lần để máy quét đọc thẻ. Nếu vẫn không được, nhân viên vẫn sẽ cần nhập thủ công số xe vào hệ thống”, Ragini chia sẻ.

Tuy vậy, nhiều người dùng vẫn cảm thấy FASTag đem lại lợi ích to lớn cho các tuyến đường giao thông ở Ấn Độ, thậm chí có thể giải quyết nhiều vấn đề hơn.

Theo một số nguồn tin, FASTag còn có thể được sử dụng để tự động phạt những người chạy quá tốc độ trên đường cao tốc. “Khi ai đó chạy quá tốc độ, công nghệ này sẽ tự động khấu trừ các khoản tiền phạt ở trạm thu phí tiếp theo cùng với phí cầu đường”, người trong cuộc cho biết.

Việc thu phí không dừng bằng thẻ cũng đang được một số quốc gia như Việt Nam, Malaysia, Singapore,...sử dụng. Và những lợi ích từ tấm thẻ nhỏ nằm gọn trong lòng bàn tay cũng đã được chứng minh.

Tham khảo Rest of world

Xem thêm:

Tin liên quan

Cỗ xe 37 tấn cõng cả máy bay trên lưng đưa tham vọng khai phá Nam Cực của Mỹ tới thất bại