Nhật bất ngờ dừng bán cho Nga 1 món hàng từng thu gần 50 nghìn tỷ mỗi năm: Liệu có trắng tay?

Admin

Nhật đã bất ngờ ra lệnh cấm xuất khẩu sang Nga ô tô cũ khiến giới buôn xe chật vật tìm thị trường thay thế.

Theo hãng tin Reuters, khi Nhật Bản cấm gần như toàn bộ việc bán xe cũ sang Nga đã gây trì trệ hoạt động giao thương trị giá gần 2 tỷ USD (hơn 48 nghìn tỷ đồng) mỗi năm mà đã phát triển mạnh khi nhiều lệnh cấm liên tiếp đặt lên Nga.

Hồi đầu tháng 8 vừa rồi, Nhật Bản đã đặt lệnh cấm xuất khẩu gần như toàn bộ xe sang Nga, trừ các mẫu xe nhỏ. Lệnh cấm này đã khiến các nhà buôn, như Fushiki (Nhật Bản), gặp nhiều khó khăn. Các mẫu xe cũ của Toyota, Honda, hay Nissan là những mẫu xe được xuất khẩu nhiều sang Nga.

Nga được xem là thị trường tiêu thụ xe cũ lớn nhất của Nhật Bản. Đi kèm với việc cấm xuất khẩu, giá xe cũ tại Nhật đã hạ nhiệt, khiến cho các nhà buôn phải tìm các thị trường khác để xuất khẩu. Cần nhớ rằng thị trường Nhật sử dụng các mẫu xe tay lái bên phải, nên các thị trường thay thế cũng phải sử dụng loại xe tương tự, như New Zealand, một vài quốc gia ở Đông Nam Á hay châu Phi.

Nhật bất ngờ dừng bán cho Nga 1 món hàng từng thu gần 50 nghìn tỷ mỗi năm: Liệu có trắng tay? - Ảnh 1.

Chợ xe cũ ở Mát-xcơ-va, Nga hồi năm 2016. Ảnh: REUTERS/Sergei Karpukhin

Nga trở thành thị trường tiêu thụ xe cũ hàng đầu của Nhật Bản kể từ khi nhiều thương hiệu xe nước ngoài rời bỏ thị trường này, như Toyota, Hyundai hay Volkswagen.

Tính đến năm 2022, Nga đã là điểm đến của hơn 25% lượng xe cũ mà Nhật Bản xuất khẩu; giá trị trung bình mỗi chiếc xe bán ra đạt khoảng 8.200 USD (khoảng 200 triệu đồng). Trên thực tế, mức giá này đã tăng hơn 2 lần so với con số của năm 2020 - khi Nga tiêu thụ khoảng 15% số xe cũ mà Nhật xuất khẩu.

Giá trị mặt hàng này đã liên tiếp tăng lên, đạt đỉnh gần 1,9 tỷ USD (hơn 46 nghìn tỷ đồng) tính đến trước khi Nhật siết chặt lệnh cấm hồi tháng 8 năm nay. Theo đơn vị phân tích thị trường Autostat của Nga, trong số 303.000 chiếc xe cũ đã nhập vào Nga trong 8 tháng năm nay, quá bán số xe đó đến từ Nhật Bản. Cùng kỳ, số lượng xe mới bán ra tại Nga đạt 606.950 chiếc, chủ yếu của các thương hiệu Trung Quốc và nội địa Nga. 

Đơn vị xuất khẩu xe SV Alliance của Nhật Bản đã tham gia buôn bán xe cũ suốt 2 năm nay. Đơn vị này vận chuyển khoảng 6.500 chiếc mỗi tháng đến Nga qua cảng Fushiki. Cảng biển này cách cảng Vladivostok của Nga khoảng 800 km, tương đương 2 ngày di chuyển bằng tàu biển.

Khi có lệnh cấm, SV Alliance cho biết: "Tình hình kinh doanh đã đi xuống 70% và chúng đôi đã phải cho một số lao động nghỉ vì không còn nhiều việc để làm". 

TÌNH HÌNH KINH DOANH ĐI XUỐNG

Nhật bất ngờ dừng bán cho Nga 1 món hàng từng thu gần 50 nghìn tỷ mỗi năm: Liệu có trắng tay? - Ảnh 2.

Tàu hàng ở cảng Kawasaki, Nhật Bản. Ảnh: AP

Vài chục năm nay, Nhật Bản vẫn luôn là một trong các quốc gia xuất khẩu xe cũ hàng đầu thế giới. Tại Nhật, quốc gia này có một cơ chế kiểm định xe cũ đã khiến cho người tiêu dùng phải chi nhiều tiền hơn để mua; nhưng đồng thời, giá mua xe mới lại không quá lớn. 

Điều này khiến cho lượng xe cũ nằm tại thị trường Nhật Bản lớn, cần phải xuất khẩu. Quốc gia này đã đưa hàng trăm nghìn chiếc xe cũ đến các quốc gia từ Malaysia, Mông Cổ, Pakistan hay thậm chí Tanzania (cách Nhật tới hơn 11.000 km theo đường hàng không).

Chịu trách nhiệm cho chính sách thương mại ô tô tại Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, ông Takanori Kikuchi, cho biết rằng chính phủ muốn "xem xem sẽ có tác động gì" khi lệnh cấm mới được đặt ra.

Hồi tháng 4/2022, Nhật đưa ra lệnh cấm xuất khẩu xe sang sang Nga, sau đó cấm xuất khẩu xe hạng nặng vào tháng 6. Với lệnh cấm mới, các nhà buôn vẫn có thể xuất khẩu sang Nga các mẫu xe nhỏ hơn, tiêu biểu như Toyota Yaris hay Honda Fit (tương đương các mẫu hatchback hạng B đang bán tại Việt Nam). 

Element Trading là một đơn vị buôn xe cũ của Nhật. Theo CEO của đơn vị này thì họ đã chứng kiến thị phần của Nga sụt giảm từ đỉnh 50% xuống dưới ngưỡng 20%. Theo dữ liệu của đơn vị đấu giá USS thì lượng xe cũ có sẵn đã tăng 20% từ tháng 8/2022, trong khi đó thì giá trị mỗi xe bán ra giảm 7%. 

Tuy nhiên, giá xe giảm lại là một điều đáng mừng với một số đơn vị, tiêu biểu như công ty tái chế pin 4R Energy của Nhật. Giá của Nissan Leaf (một mẫu xe điện) đã giảm sau khi lệnh cấm được ban hành, có thể giúp tối ưu chi phí đầu vào.