Từ chiến trường đấu tranh bảo vệ tổ quốc tới thương trường góp sức xây dựng đất nước, những người lính thời chiến đã thể hiện bản lĩnh và tài năng của mình trong thời bình thông qua hoạt động kinh doanh, từ đó trở thành những doanh nhân tiêu biểu đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước hiện nay.
Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024), cùng Người Đưa Tin điểm lại những gương mặt doanh nhân tiêu biểu từng khoác trên mình "áo lính".
Ông Đào Hồng Tuyển - Chủ tịch Tập đoàn Tuần ChâuÔng Đào Hồng Tuyển là cựu binh Đoàn tàu Không số huyền thoại. Sinh năm 1954 tại Quảng Yên (Quảng Ninh), sau khi nhập ngũ ông tham gia Đoàn tàu Không số qua đường Hồ Chí Minh trên biển - đây là đoàn tàu vận chuyển vũ khí vào chiến trường và đưa cán bộ lãnh đạo vào Nam, ra Bắc.
Chiến tranh kết thúc, ông chọn ở lại Tp.HCM để lập nghiệp, thành lập công ty với mong muốn để có thể giúp đỡ những cựu chiến binh Đoàn tàu Không số.
Với hai bàn tay trắng, những ngày đầu ông rất khó khăn. Ông Tuyển trải qua nhiều công việc, như dọn chuồng heo, làm phục vụ, bán thuê hàng hóa,... nhờ đó, ông tích cóp và bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh từ lĩnh vực nước giải khát, bánh kẹo rồi phân bón...
Năm 1997, Tập đoàn Tuần Châu tiền thân là Công ty TNHH Âu Lạc Quảng Ninh được thành lập, ghi dấu ấn trên thương trường với dự án đầu tay là xây dựng con đường vượt biển dài hơn 2km, rộng 15m nối quốc lộ 18 với đảo Tuần Châu vào năm 1997.
Đến nay, ông Đào Hồng Tuyển cùng với Tập đoàn Tuần Châu đã đầu tư rất nhiều dự án trong các lĩnh vực như: cảng tàu, bến du thuyền, bất động sản, khách sạn - khu nghỉ dưỡng, ẩm thực nhà hàng... tại đảo Tuần Châu cũng như một số địa phương khác.
Trong đó, bến du lịch Tuần Châu là một cảng du thuyền nhân tạo lớn nhất thế giới do Tập đoàn Tuần Châu phát triển, nằm ở giữa vùng vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long, giúp thông thương với các cảng tàu hiện đại trong khu vực như Singapore, Nhật Bản, Trung Quốc... Chỉ riêng dự án bến du lịch này, ban đầu ước tính vốn đầu tư là 10.000 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Như So - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn DABACO Việt NamSinh ngày 23/8/1957 tại tỉnh Bắc Ninh, ông Nguyễn Như So được bến đến là một doanh nhân và chính trị gia người Việt Nam.
Ông hiện là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 - 15 nhiệm kì 2021-2026, thuộc đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Bắc Ninh, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn DABACO Việt Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội.
Sau khi tốt nghiệp lớp 10 (tương đương với lớp 12 hiện nay), ông có tới 14 năm phục vụ trong Quân đội. Xuất ngũ và lấy được tấm bằng cử nhân kinh tế, năm 1988 ông được điều về giữ chức Phó Giám đốc Công ty Vật tư Hà Bắc.
Tới năm 1996, ông So bị điều về làm việc tại Công ty Dâu tằm tơ Hà Bắc khi cơ sở vật chất của cả công ty chỉ có một chiếc máy hàn trị giá khoảng 2,5 triệu đồng, vài cán bộ và khu đất bỏ hoang cỏ mọc tràn lan.
Quyết tâm tìm hướng đi mới để phát triển, ông nhận trong nước khi đó tuy là nước nông nghiệp nhưng phải nhập đến 80% lượng thức ăn chăn nuôi từ nước ngoài. Do vậy, ông định hướng doanh nghiệp theo hướng sản xuất thức ăn chăn nuôi và con giống.
Từ một doanh nghiệp nhà nước từ quy mô nhỏ bé, làm ăn thua lỗ, thậm chí còn nằm trong diện giải thể qua hơn một thập kỷ xây dựng dưới bàn tay lèo lái "mát tay" của vị lãnh đạo đi ra từ quân ngũ, giờ đã trở thành Tập đoàn DABACO lớn mạnh với 22 nhà máy, công ty, xí nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi cao cấp - cung cấp giống gia súc, gia cầm và chế biến thực phẩm nông sản, bao bì, kinh doanh thương mại và cả Khu công nghiệp, đô thị…
Xem thêm >>>