Nuôi con vật tận dụng cả thịt lẫn chất thải, anh nông dân thu 5 tỷ đồng/năm rất nhẹ nhàng

Admin

Từng nợ nần chồng chất nhưng anh nông dân 9X này quyết tâm "ngã ở đâu thì đứng lên ở đấy", tất tay khởi nghiệp nuôi con vật nhỏ xíu theo hướng mới, không ngờ mỗi năm doanh thu 4-5 tỷ.

Ước mơ làm giàu từ nông nghiệp thành hiện thực

Để có được thành công như ngày hôm nay anh Nguyễn Văn Đạt sinh năm 1998 tại Kinh Môn, Hải Dương đã từng phải gánh khoản nợ lên tới 3 tỷ đồng khi vừa tròn 20 tuổi. Tuy nhiên với ý chí

Nuôi giun quế đơn giản, dễ làm doanh thu lại cao. Ảnh: Báo Nghệ An.

Chia sẻ với báo Nghệ An về quá trình nuôi trùn quế cho doanh thu tiền tỷ, anh Tú cho biết: "Quy trình chăm sóc giun quế không khó, nhưng để đảm bảo cho giun phát triển đều, việc quan trọng đầu tiên là thiết kế chuồng trại theo tiêu chuẩn: Cách âm, đủ ánh sáng, nhiệt độ mát mẻ, đủ kín để các loại côn trùng không thể xâm nhập.

Ông nông dân nuôi bò theo kiểu “chẳng giống ai”, thu 10 tỷ đồng/năm rất nhẹ nhàngÔng nông dân nuôi bò theo kiểu “chẳng giống ai”, thu 10 tỷ đồng/năm rất nhẹ nhàngĐỌC NGAY

Sau khi thu gom, lắng lọc sẽ được chuyển trực tiếp tới bể ngâm ủ, xử lý axit, vi khuẩn gây hại, chất thải của lợn được bơm trực tiếp cho giun ăn. Sau 30-45 ngày thì cho thu hoạch 1 lứa. 

Trung bình mỗi năm, trang trại cho sản lượng giun khoảng 10 tấn và sản lượng phân khoảng 300 tấn".

Tận dụng "chất thải" từ trang trại lợn để nuôi trùn quế sau đó sản phẩm giun và phân giun được trang trại sử dụng làm thức ăn chăn nuôi lợn, gà, cá và chế biến thành dịch giun quế (dùng trộn thức ăn cho chăn nuôi, dùng làm phân bón lá phun cho cây trồng). 

Đồng thời, bán cho các trang trại nuôi lươn và cây ăn quả trên địa bàn. Với giá 50.000 đồng/kg giun, 3.500 đồng/kg phân, mỗi năm, nguồn thu từ giun quế của trang trại lên đến 1 tỷ đồng. 

Từ những mô hình nuôi trùn quế mang lại hiệu quả cao có thể thấy nuôi trùn quế - lợi ích "kép" trong sản xuất nông nghiệp.

Trùn quế hay giun quế, giun đỏ (Perionyx excavatus) là một loài giun đất được sản xuất thương mại. Loài này được bán trên thị trường vì có khả năng tạo ra bột trùn mịn để làm phân bón rất tốt.

Nhóm trùn ăn phân, thường sống trong môi trường có nhiều chất hữu cơ đang phân hủy, trong tự nhiên ít tồn tại với phần thể lớn và không có khả năng cải tạo đất trực tiếp như một số loài trùn địa phương sống trong đất.

Những năm gần đây, từ thực tế sản xuất, có thể nói, nuôi giun quế là một trong những mô hình mang lại hiệu quả "kép". Đây là một mô hình chăn nuôi khép kín vừa giải quyết được ô nhiễm môi trường do chất thải từ động, thực vật thải ra, vừa là nguồn thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao cho vật nuôi, phân giun quế được xem là nguồn phân hữu cơ có lợi cho cây trồng và đất.

Đồng thời, giun quế cũng đem lại giá trị kinh tế không nhỏ cho người chăn nuôi. Điều này đang phù hợp với xu hướng phát triển nông nghiệp theo hướng hữu cơ như hiện nay.

Trúc Chi (t/h)