Pháo phòng không Gepard của Ukraine tuy già nhưng không yếu

Admin

Pháo phòng không Flakpanzer Gepard do Đức sản xuất có cỡ nòng 35mm được dẫn đường bằng radar và có một tháp pháo dành cho hai người.

Thế giới - Pháo phòng không Gepard của Ukraine tuy già nhưng không yếu

Gepard của Romania năm 2021. Ảnh: Quân đội Mỹ.

 
Gepard vẫn được cho là hệ thống pháo phòng không tự hành tốt nhất trên thế giới. Một chỉ huy Gepard khẳng định, radar dẫn đường trên dải Ku có tầm hoạt động 9 dặm cùng với radar tìm kiếm dải S cho phép hệ thống này khóa mục tiêu tầm ngắm vào cả chim chóc.
 
Nhưng hệ thống Gepard không hề mới. Công ty sản xuất xe tăng của Đức Krauss-Maffei Wegmann trong năm 1976 đã cung cấp 570 chiếc và chiếc cuối cùng được vận chuyển vào năm 1980. Không có chiếc Gepard nào có độ tuổi dưới 43. Vì vậy, điều kiện của chất liệu trên những hệ thống này là quan trọng hơn cả.
 
Chính vì vậy, việc được trao lại một số hệ thống Gepard được bảo quản tốt nhất – rất có thể là từ Đức – là tin tốt cho Ukraine: 15 chiếc Gepard từng được sử dụng trong quân đội Qatar (sử dụng trong một thời gian ngắn từ năm 2018) sẽ được đưa tới Ukraine.
 
Vào tháng 4/2022, chỉ 2 tháng sau khi chiến dịch đặc biệt của Nga được triển khai, Đức đã cam kết sẽ cung cấp 52 hệ thống Gepard được tân trang lại từ kho chứa của quân đội Đức. 14 tháng sau, vào tháng 6 năm 2023, Đức cam kết cung cấp thêm 15 chiếc. Mỹ cũng đã tuyên bố sẽ mua lại 30 Gepard từ một quốc gia không nêu tên (mà theo thông tin sau đó cho biết là Jordan) và cũng sẽ cung cấp chúng cho Ukraine.
 
Đâu đó trong lô hàng của Đức là những chiếc Gepard 1A2 mà Qatar mua trong năm 2018 nhằm bảo vệ không phận của nước này trong thời gian tổ chức World Cup. Một số báo cáo trong tháng 2 cho biết, Berlin đã thảo luận với Doha để mua lại 15 chiếc Flakpanzer.
 
Trong tháng 7, một chiếc Gepard của Qatar với màu sơn ngụy trang đặc trưng đã xuất hiện trên video của Oleksiy Makeyev, đại sứ của Ukraine tại Berlin. Video được quay tại khu tập quân sự Putlos ở Đức. Vào thứ Sáu, Bộ Quốc phòng Ukraine đã đăng tải một video với chiếc Gepard này.
 
Cựu chỉ huy Gepard trên chia sẻ: “Tình trạng của những chiếc Gepard này là cực kỳ tốt. Cứ như chúng vừa rời khỏi dây chuyền lắp ráp vậy”.
 
Tình trạng của các hệ thống này là quan trọng. Nguyên nhân đằng sau việc Bỉ không thay mặt Ukraine thỏa thuận về việc mua lại 55 chiếc Gepard mà nước này từng sử dụng có thể là do những chiếc Flakpanzer ít được nâng cấp và ít được bảo trì kể từ khi Bỉ ngừng sử dụng chúng trong năm 2006. 
 
Một yếu tố cũng quan trọng không kém là đạn dược. Cho tới gần đây, Thụy Sĩ độc quyền sản xuất đạn dược sử dụng trong các pháo tự động 35mm của Gepard. Với lý do giữ vị trí trung gian, chính phủ Thụy Sĩ từ chối bán vũ khí cho Ukraine. Vì vậy, chính phủ Đức đã đầu tư cho Rheinmetall mở một dây chuyền sản xuất đạn dược mới cho Ukraine.

Nguyễn Quang Minh (theo Forbes)