Sau tuyên bố "đoàn kết" với Moscow: Ả Rập Saudi có động thái dứt khoát "giúp" Nga trở lại vị thế dẫn đầu

Admin

Theo Wall Street Journal, Ả Rập Saudi đang có động thái quan trọng thể hiện sự "đoàn kết" với Nga.

Sau tuyên bố đoàn kết với Moscow: Ả Rập Saudi có động thái dứt khoát giúp Nga trở lại vị thế dẫn đầu - Ảnh 1.

Cắt giảm sản lượng

Theo Wall Street Journal, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết Ả Rập Saudi sắp nhường vị trí đứng đầu cho Nga trong xếp hạng các nhà sản xuất dầu lớn nhất khối OPEC+. Đây là điều xảy ra khi việc cắt giảm sản lượng bắt đầu có hiệu lực, làm thắt chặt thị trường dầu mỏ giữa lúc giá dầu dường như đang tăng cao hơn.

Quốc gia vùng Vịnh này - vốn đóng vai trò dẫn đầu trong Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) - trong những tháng gần đây đã cắt giảm sản lượng dầu mỏ, hy sinh thị phần trong nhóm các nhà sản xuất dầu nhằm nỗ lực cứu vớt giá dầu thấp đang làm giảm doanh thu của họ.

Bộ trưởng Năng lượng của Ả Rập Saudi - Hoàng tử Abdulaziz bin Salman - cho biết đợt cắt giảm sản lượng dầu thô mới nhất chứng tỏ sự hợp tác giữa Nga và Ả Rập Saudi, vừa là các nhà sản xuất lớn và cũng là đồng minh quan trọng trong nhiều lĩnh vực.

Sau tuyên bố đoàn kết với Moscow: Ả Rập Saudi có động thái dứt khoát giúp Nga trở lại vị thế dẫn đầu - Ảnh 2.

Ả Rập Saudi cho biết họ sẽ kéo dài việc cắt giảm sản lượng 1 triệu thùng mỗi ngày đã được đề cập ban đầu cho tháng 7 đến tháng 8, trong khi Nga thông báo giảm 500.000 thùng mỗi ngày xuất khẩu vào tháng sau.

Những con số này làm gia tăng thêm số thùng cắt giảm mà các nhà sản xuất dầu thô trong OPEC+ đã thông báo lần đầu vào tháng 4, sau đó đồng ý kéo dài đến cuối năm 2024 trong cuộc họp bộ trưởng của khối vào tháng 6.

Không giống như các quyết định chính sách toàn liên minh OPEC+, việc giảm sản lượng tự nguyện không đòi hỏi sự đồng thuận tuyệt đối và không cần thực hiện bởi tất cả các thành viên nhóm.

Đề cập đến việc giảm sản lượng của Riyadh và Moscow được thỏa thuận cho tháng 8 tại buổi hội thảo OPEC+ ở Vienna, Hoàng tử Abdulaziz nói: "Trong động thái mới nhất này, chúng tôi đều đồng thuận với việc cắt giảm tự nguyện. Nhưng cần phải nói, một phần những gì chúng tôi đang thực hiện với các đồng nghiệp từ Nga cũng là để giảm thiểu sự hoài nghi của thế giới về những gì đang xảy ra giữa Ả Rập Saudi và Nga".

Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 6 trước đó với CNBC, Bộ trưởng năng lượng Ả Rập Saudi nói rằng OPEC+ có thể "tuyệt đối" tin tưởng vào Nga.

Các đối thủ khác

Các biện pháp cắt giảm sản lượng này, mà chủ yếu không bao gồm các thành viên khác trong OPEC+, cho đến nay đã vấp phải trở ngại từ các nhà sản xuất không thuộc OPEC+ như Mỹ.

IEA cho biết sản lượng dầu của Mỹ đã tăng 610.000 thùng/ngày kể từ khi những cắt giảm đó lần đầu tiên có hiệu lực, trong khi Iran, một thành viên OPEC bị ràng buộc bởi các mục tiêu sản xuất của nhóm, đã tận dụng cơ hội để tăng sản lượng của mình thêm 530.000 thùng/ngày.

Khi sự gia tăng nguồn cung dường như đã đạt đến đỉnh điểm, các nhà phân tích cho rằng việc cắt giảm của Saudi và Nga giảm xuất khẩu dầu đang có tác dụng mong muốn: thắt chặt thị trường và nâng giá dầu. Dầu thô Brent, chuẩn dầu quốc tế, trong những ngày gần đây đã tăng trở lại trên 80 USD/thùng lần đầu tiên kể từ cuối tháng 4.

IEA cho biết nhu cầu đối với dầu thô của OPEC+ sẽ vượt quá nguồn cung 2 triệu thùng/ngày trong tháng này và tăng lên 3 triệu thùng/ngày vào tháng 8. IEA cho biết nhu cầu dầu dự kiến sẽ tăng 2,2 triệu thùng/ngày trong năm nay lên 102,1 triệu thùng/ngày và tăng thêm 1,1 triệu thùng/ngày trong năm tới.

Việc cắt giảm sản lượng 1 triệu thùng mỗi ngày, mà Riyadh cho biết sẽ kéo dài đến tháng 8, sẽ làm giảm sản lượng của nhà sản xuất dầu lớn này xuống mức thấp nhất trong hai năm qua - chỉ còn 9 triệu thùng mỗi ngày và khiến Ả Rập Saudi trở thành nhà sản xuất lớn thứ hai trong liên minh OPEC+, đứng sau Nga lần đầu tiên kể từ đầu năm 2022.

Theo CNBC, một đại biểu giấu tên của OPEC+ nhận định rằng mối quan hệ giữa OPEC+ với Moscow và Riyadh "có vẻ tốt".