Thách thức từ thị trường vốn quốc tế không làm “chùn chân” doanh nghiệp Việt

Admin

Thị trường vốn quốc tế đang gặp nhiều thách thức bởi môi trường lãi suất cao khiến nhiều thương vụ gọi vốn đình đám chững lại. Tuy vậy, thị trường tài chính Việt Nam vẫn đón nhận tin tích cực: Masan chốt "deal" lên đến 500 triệu USD từ quỹ đầu tư nổi tiếng thế giới.

Làn sóng bán tháo trái phiếu trên toàn cầu

Làn sóng bán tháo gần đây trên thị trường trái phiếu toàn cầu đang tăng tốc, đẩy lợi suất lên mức cao nhất trong hơn một thập niên khi các nhà đầu tư chuẩn bị cho một thời kỳ dài của chính sách tiền tệ thắt chặt từ các ngân hàng Trung Ương thế giới. Cụ thể, tại Đức, lợi suất trái phiếu Kho bạc kỳ hạn 10 năm chạm mức cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng nợ khu vực đồng euro năm 2011. Ngay cả ở Nhật Bản với lãi suất chính thức vẫn dưới 0%, lợi suất trái phiếu đã quay trở lại mức như năm 2013. Tại Mỹ, con số này đã tăng lên mức cao nhất trong 16 năm vào hôm thứ Ba vừa qua (3/10), và hàng loạt các kỳ hạn khác cũng phá các đỉnh cũ tạo ra trước đó rất lâu, bao gồm:

Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 3 tháng: 5,62% (Cao nhất từ tháng 1/2001)

Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 1 năm: 5,49% (Cao nhất từ tháng 12/2000)

Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 2 năm: 5,15% (Cao nhất từ tháng 7/2006)

Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 5 năm: 4,8% (Cao nhất từ tháng 7/2007)

Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm: 4,81% (Cao nhất từ tháng 8/2007)

Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 30 năm: 4,95% (Cao nhất từ tháng 9/2007)

Thách thức từ thị trường vốn quốc tế không làm “chùn chân” doanh nghiệp Việt - Ảnh 1.

Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm Mỹ tăng lên mức cao nhất trong 16 năm vào 3/10

Lãi suất trái phiếu chính phủ là chi phí đi vay của chính phủ và nó có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến lên nền kinh tế, từ lãi suất thế chấp đối với chủ sở hữu nhà đến lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp, nên có rất nhiều lý do để các nhà đầu tư lo ngại. Thị trường đang ngày càng tính đến việc lãi suất tiếp tục duy trì ở mức cao hơn trong thời gian dài hơn. Với lạm phát cơ bản tăng cao và nền kinh tế Mỹ có khả năng phục hồi tốt, các ngân hàng Trung Ương đang đẩy lùi thời gian cắt giảm lãi suất.

Thị trường dự đoán rằng vào cuối năm tới, Fed sẽ giảm lãi suất xuống còn 4,7%, từ mức hiện tại là 5,25% - 5,5%. Sự thay đổi này đang làm gia tăng lo ngại về triển vọng tài chính, đặc biệt sau khi Fitch Ratings đã hạ xếp hạng tín nhiệm của Mỹ vào tháng 8 vừa qua do thâm hụt tài khóa cao.

Thâm hụt cao hơn có nghĩa là doanh số bán trái phiếu nhiều hơn cũng như các ngân hàng Trung Ương bán bớt lượng nắm giữ khổng lồ của họ, do đó lợi suất dài hạn đang tăng lên khi các nhà đầu tư yêu cầu lợi suất nhiều hơn. Và điều này gây ảnh hưởng không nhỏ lên thị trường vốn quốc tế, đặc biệt là các thương vụ gọi vốn, IPO.

Thách thức từ thị trường vốn quốc tế không làm “chùn chân” doanh nghiệp Việt - Ảnh 2.

Lãi suất cao làm "tắc" thị trường vốn quốc tế

Theo thông tin từ CNN, nhiều thương vụ IPO tại các thị trường lớn đã không thành công trong năm nay, và môi trường lãi suất cao khiến chi phí vốn cao hơn là 1 trong những chất xúc tác cho điều này. Việc niêm yết ở Châu Âu và Mỹ đã và đang gặp nhiều khó khăn do môi trường suất cao, điều này đã thúc đẩy lợi nhuận từ các tài sản an toàn như trái phiếu chính phủ và làm giảm nhu cầu rót vốn của các nhà đầu tư.

Cụ thể, các công ty công nghệ chiếm gần 40% tổng giá trị thị trường IPO (phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng) của Mỹ trong năm nay rất nhạy cảm với việc chi phí vay tăng vọt. Điều này là hệ quả của việc các nhà đầu tư có ít động lực hơn để đầu tư vào tác công ty có thể mất nhiều năm để mang lại lợi nhuận cho họ trong bối cảnh kinh tế có nhiều bất định như hiện nay, và họ sẽ có xu hướng chọn các tài sản an toàn như trái phiếu chính phủ.

Thách thức từ thị trường vốn quốc tế không làm “chùn chân” doanh nghiệp Việt - Ảnh 3.

Bên cạnh đó, theo dữ liệu của Dealogic, danh sách IPO trên Phố Wall tính đến thời điểm hiện tại đã đạt 18 tỷ USD, tăng 64% so với năm 2022, nhưng vẫn chỉ là một phần nhỏ trong số 289 tỷ USD được ghi nhận vào năm 2021 và 203 tỷ USD vào năm 2020. Nhiều công ty đã hoãn hoặc ít nhất chưa công bố cụ thể thời gian IPO, thậm chí nếu IPO thành công thì sau đó giá cổ phiếu cũng rớt về dưới mức được niêm yết. Đơn cử như công ty giao hàng tạp hóa trực tuyến Instacart, có đợit IPO tại Mỹ vào ngày 19/9 vừa qua. Sự kiện được đánh giá rất quan trọng đối với các công ty công nghệ tư nhân khác. Nhưng cuối cùng, cổ phiếu của Instacart đã kết thúc dưới mức giá niêm yết 30 USD, mặc dù đã tăng tới 40% khi giao dịch bắt đầu.

Điểm sáng trên thị trường tài chính Việt

Vào 2/10 vừa qua, Masan Group vừa công bố ký kết thỏa thuận với Bain Capital về việc đồng ý chấp nhận khoản đầu tư vào vốn cổ phần của Masan Group với giá trị ban đầu tối thiểu là 200 triệu USD. Mức đầu tư có thể nâng lên 500 triệu USD vào cuối năm nay cùng với sự tham gia của các nhà đầu tư khác.

Thách thức từ thị trường vốn quốc tế không làm “chùn chân” doanh nghiệp Việt - Ảnh 4.

Đây là lần đầu tiên quỹ đầu tư có quy mô 180 tỷ USD bước chân vào thị trường Việt Nam và Masan đã được "chọn mặt gửi vàng". Trong bối cảnh thị trường vốn khó khăn, trong 12 tháng qua, tập đoàn vẫn huy động được tổng cộng 1,25 tỷ USD các khoản vay hợp vốn từ các tổ chức tài chính quốc tế.

Tính luôn giao dịch do Bain Capital dẫn đầu, Masan tiềm năng huy động lên đến 1,75 tỷ USD chỉ trong vỏn vẹn chưa đến 1 năm rưỡi. Điều này là minh chứng của sự uy tín của đơn vị này trên phương diện huy động vốn quốc tế, các nhà đầu tư lớn ghi nhận tiềm năng của mô hình kinh doanh vững chắc và mong muốn đồng hành cùng Masan để đón đầu "thời điểm vàng" của thị trường tiêu dùng Việt Nam.