Ứng dụng AI trong nha khoa: Ai được hưởng lợi?

Admin

Theo các chuyên gia, bác sĩ ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) trong khám, chữa bệnh đang trở thành xu hướng với nhiều bước tiến mới.

Áp dụng AI trong phục hình răng là xu thế của tương lai

Tại Hội thảo chuyên ngành về Nha khoa và Thẩm mỹ, do Hiệp hội phẫu thuật và tạo hình Hàn Quốc phối hợp với Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc tổ chức ngày 12/7, các chuyên gia nha khoa hàng đầu của Hàn Quốc và Việt Nam thông tin, những năm gần đây, ở Việt Nam cũng như trên thế giới, số hóa nha khoa hay cụ thể hơn là ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) trong khám, chữa bệnh đang trở thành xu hướng với nhiều bước tiến và thành tựu mới; đem lại sự tiện lợi, tiết kiệm thời gian điều trị cho cả người bệnh và bác sĩ.

Theo PGS. TS. BS Lee Duhyeong - Chủ nhiệm lĩnh vực răng hàm mặt (Hiệp hội phẫu thuật và tạo hình Hàn Quốc – APAAS), Giám đốc chuyên môn học viện phục hình răng Hàn Quốc, trí tuệ nhân tạo đã và đang được ứng dụng ngày càng phổ biến trong nha khoa. Tất cả các công ty và nhà nghiên cứu đều cố gắng phát triển thuật toán này đến mức tối ưu, tốt nhất và chính xác nhất, nên phải thu thập nhiều dữ liệu có độ chính xác cao. 

Sức khỏe - Ứng dụng AI trong nha khoa: Ai được hưởng lợi?

PGS. TS. BS Lee Duhyeong cho biết trí tuệ nhân tạo đã và đang được ứng dụng ngày càng phổ biến trong nha khoa.

“Hiện nay, phổ biến nhất là việc ứng dụng kỹ thuật AI trong thiết kế phục hình răng. Ngoài ra tương lai, có thể sẽ áp dụng trong nắn chỉnh răng, điều trị implant và các kỹ thuật khác.Điều này đem lại rất nhiều lợi ích và chắc chắn sẽ trở thành xu hướng của tương lai”, ông Lee Duhyeongcho hay.

Theo ông Lee Duhyeong,nếu như trước đây, kỹ thuật nắn chỉnh răng truyền thống sử dụng nhiều nhân lực để chế tạo, điều trị nha khoa. Thì nay, áp dụng kỹ thuật số giúp nha sĩ tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức, nguồn lực và tiền bạc.

Đồng thời, nâng cao hiệu quả điều trị nhưng đảm bảo độ chính xác, tin cậy cao; quan trọng là giúp bệnh nhân có kết quả điều trị tốt hơn, tăng độ hài lòng chongười bệnh.

“Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiến hành chuyển giao nhiều công nghệ nha khoa hiện đại cho y bác sĩ Việt Nam”, ông Lee Duhyeong cho biết.

Sẽ thụt lùi nếu không bắt kịp xu thế số hóa

Chia sẻ thêm về việc ứng dụng chuyển đổi số, ứng dụng AI trong khám, điều trị nha khoa tại Việt Nam, trao đổi với Người Đưa Tin, BS. Bùi Thanh Hiếu – Khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc thông tin, hiện tại chuyển đổi số hay ứng dụng kỹ thuật số trong khám chữa bệnh của y học rất nhiều, trong đó có lĩnh vực răng hàm mặt.

Tại Việt Nam, số hóa trong nha khoa bắt đầu phổ biến từ những năm 2010, giúp cho toàn bộ sự phát triển của khoa học công nghệ và phần mềm tiếp cận dễ dàng hơn. Nhưng trong 5 năm trở lại đây, với sự phát triển của khoa học công nghệ và phần mềm, việc tiếp cận với phương pháp kỹ thuật số trong nha khoa dễ dàng hơn; quá trình điều trị nhờ đó cũng rút ngắn được nhiều thời gian.

Đáng mừng là chuyển đổi số kỹ thuật trong điều trị lâm sàng lĩnh vực nha khoa ở thế giới và Việt Nam gần như song hành. Các kỹ thuật tiên tiến trên thế giới gần như đều đã được Việt Nam áp dụng, từ máy scan, phần mềm, công nghệ làm răng…. 

Sức khỏe - Ứng dụng AI trong nha khoa: Ai được hưởng lợi? (Hình 2).

BS. Bùi Thanh Hiếu chia sẻ về việc ứng dụng chuyển đổi số, ứng dụng AI trong khám, điều trị nha khoa tại Việt Nam.

Dựa trên hình ảnh được số hóa bằng các phương pháp công nghệ cao và ứng dụng trí tuệ nhân tạo, các phần mềm chuyên sâu sẽ tiến hành phân tích, lập trình qua hình ảnh 3D. Cả bác sĩ, người bệnh có thể thấy ngay phác đồ và kết quả qua từng lần điều trị trên kết quả mô phỏng với độ chính xác cao.

“Như trước đây, muốn làm răng implant, chúng tôi sẽ phải thông qua phim chụp, sau đó tiến hành đánh giá, lấy mẫu trên răng, thử nghiệm, cấy trụ, đánh giá tiếp rồi mới tiến hành ghép… Quá trình đó thường mất khoảng 1 tháng, nhưng bây giờ có thể rút gọn lại trong 1 ngày nhờ ứng dụng chuyển đổi số. Hiệu quả nhìn thấy rõ ràng”, BS.Hiếu nói.

Từ hiệu quả trên, BS Hiếu nhận địnhviệc phát triển kỹ thuật số là một xu thế tất yếu trong tương lai. “Nếu không bắt kịp thì chúng ta sẽ lùi lại. Mỗi đơn vị có thể có mức đầu tư khác nhau, đầu tư từ đầu đến cuối thì sẽ là khoản tiền lớn. Nhưng, có thể số hóa theo từng khâu có thể từ khâu lấy dấu, phục hình, sẽ đơn giản và đỡ tốn kém chi phí hơn…”, BS. Hiếu nói.