UOB: Người trẻ Việt thích đầu tư và tiết kiệm

Admin

Báo cáo mới đây của UOB ghi nhận, Gen Z và Gen Y đang có xu hướng đầu tư và tiết kiệm hơn.

UOB: Người trẻ Việt thích đầu tư và tiết kiệm- Ảnh 1.

(Ảnh minh họa)

Nghiên cứu tâm lý người tiêu dùng ASEAN 2024 của Ngân hàng UOB công bố mới đây ghi nhận nhiều xu hướng mới tại Việt Nam. Báo cáo chỉ ra, hơn 8 trong 10 người tiêu dùng ở Việt Nam cảm thấy tích cực về tình hình kinh tế hiện tại. 7 trong 10 người tiêu dùng cảm thấy tích cực về môi trường kinh tế hiện tại.

Đáng chú ý, hiện nay, có ít người lo ngại về suy thoái kinh tế ở Việt Nam hơn so với 1 năm trước. Cụ thể, 67% người tham gia khảo sát cho rằng, khả năng suy thoái kinh tế trong 6-12 tháng sẽ xảy ra. Trong khi đó, năm ngoái, tỷ lệ này lên tới 74%. Bởi vậy mà nhiều người có tâm lý lạc quan hơn về tình hình tài chính trong tương lai.

Ông Paul Kim - Giám đốc Khối Dịch vụ Tài chính Cá nhân, Ngân hàng UOB Việt Nam cho rằng, mặc dù nỗi lo suy thoái đã giảm đi so với năm ngoái, 77% người tiêu dùng Việt Nam vẫn lo lắng về các vấn đề liên quan đến tài chính, trong đó đặc biệt là nhóm Gen Z thể hiện mức độ lo lắng cao nhất (87%).

“Thật đáng mừng khi thấy người tiêu dùng Việt Nam dẫn đầu khu vực về sự lạc quan đối với tình hình kinh tế của quốc gia. Điều này phản ánh sự thành công của Việt Nam trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ổn định và tăng cường hội nhập khu vực”, ông Paul Kim, Giám đốc Khối Dịch vụ Tài chính Cá nhân, Ngân hàng UOB Việt Nam cho biết.

Các lo ngại về tài chính đã giảm so với năm ngoái, tuy nhiên, theo báo cáo của UOB, vẫn còn tồn tại lo ngại về lạm phát và chi phí sinh hoạt gia tăng. Để đối phó với lạm phát tăng cao, người tiêu dùng đang chi tiêu ít hơn cho những nhu cầu không thiết yếu và tìm kiếm các ưu đãi. Người tiêu dùng cũng có xu hướng chi tiêu ít hơn cho các mặt hàng không thiết yếu, thích tìm kiếm ưu đãi, giảm giá khi mua sắm. Những lo ngại về chi tiêu đang hạn chế khả năng của người tiêu dùng trong việc tiết kiệm tiền và duy trì mức sống hiện tại.

Tuy nhiên, người tiêu dùng vẫn sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn cho các nhu cầu thiết yếu như giáo dục cho con cái, chăm sóc sức khỏe và các dịch vụ tiện ích.

Đáng chú ý, báo cáo của UOB cũng ghi nhận, Gen Y và Gen Z hiện nổi bật hơn cả trong xu hướng tiết kiệm và đầu tư. Hầu hết người tiêu dùng giữ nguyên mức tiền tiết kiệm giống năm ngoái, nhưng Gen Z đang tiết kiệm nhiều hơn. Theo đó, gen Z dành tới 32% thu nhập cho khoản tiết kiệm trong năm 2024, trong khi con số này vào năm 2023 là 30%. Trong khi đó, nhóm Gen Y và phân khúc trung lưu lại có xu hướng đầu tư nhiều hơn so với các nhóm khác.

Báo cáo UOB cũng chỉ ra rằng, người tiêu dùng đã giảm việc nắm giữ đối với nhiều loại tài sản vật chất và kỹ thuật số như tài sản vật chất, Bất động sản đầu tư hoặc cho thuê, Chứng khoán, Tiền tệ và tài sản kỹ thuật số, Tiền tệ và tài sản kỹ thuật số,… Đơn cử như với chứng khoán, tỷ lệ nắm giữ giảm từ 80% (2023) xuống còn 67% (2024).