Bế tắc phương án xử lý dự án thua lỗ của ngành Công Thương

Admin

Dự án Nhà máy bột giấy Phương Nam là 1 trong 12 dự án yếu kém, thua lỗ của ngành Công Thương. Dù đã họp bàn nhiều lần, nhưng đến nay dự án vẫn chưa có phương án xử lý dứt điểm.

Dự án Nhà máy bột giấy Phương Nam là 1 trong 12 dự án yếu kém, thua lỗ của ngành Công Thương. Dù đã họp bàn nhiều lần, nhưng đến nay dự án vẫn chưa có phương án xử lý dứt điểm.

Dự án Nhà máy bột giấy Phương Nam là 1 trong 12 dự án yếu kém, thua lỗ của ngành Công Thương. Dù đã họp bàn nhiều lần, nhưng đến nay dự án vẫn chưa có phương án xử lý dứt điểm.

Ngày 4/10, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Trưởng ban Chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án và doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương đã chủ trì cuộc họp với các bộ ngành, tỉnh Long An để xem xét xử lý dự án Nhà máy bột giấy Phương Nam. Đây là 1 trong 12 dự án yếu kém, thua lỗ của ngành Công Thương đã họp bàn nhiều lần nhưng chưa có phương án xử lý dứt điểm.

Sau khi nghe báo cáo về phương án xử lý, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Công Thương nghiên cứu, tiếp thu ý kiến, cập nhật số liệu, làm rõ thêm các vấn đề liên quan đến tài chính của dự án để làm căn cứ để hoàn thiện báo cáo, hồ sơ, đề xuất phương án khả thi nhất, phù hợp với quy định của pháp luật trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

"Việc xử lý dự án phải bám sát kết luận của Bộ Chính trị, các ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ, đảm bảo trung thực, đầy đủ. Phương án đề xuất phải bảo đảm khả thi, thu hồi tối đa tài sản, chặt chẽ...", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Bế tắc phương án xử lý dự án thua lỗ của ngành Công Thương - Ảnh 1.

Nhà máy bột giấy Phương Nam là 1 trong 12 dự án yếu kém, thua lỗ của ngành Công Thương. Ảnh: TL

Trước đó, hồi cuối tháng 3, Phó Thủ tướng cũng chủ trì cuộc họp xem xét đối với dự án này.

Theo báo cáo, dự án Nhà máy bột giấy Phương Nam đã thể hiện là không khả thi do không còn vùng nguyên liệu (hiện khu vực không còn trồng đay, nguyên liệu sản xuất chính của nhà máy). Giải pháp điều chỉnh tính năng sản xuất để phù hợp với các nguyên liệu khác cũng không khả thi, sản phẩm làm ra (chủ yếu là giấy in báo) cũng khó tiêu thụ. Tổng Công ty Giấy Việt Nam (VINAPACO) gặp khó khăn trong xử lý các vấn đề liên quan đến tài chính của dự án, bị các chủ nợ khởi kiện…

Tại thời điểm đó, VINAPACO cho biết, về mặt kỹ thuật, các phương án nghiên cứu khắc phục là không phù hợp vì dây truyền sản xuất bột giấy từ cây đay là đặc thù. Trên thế giới, chỉ Việt Nam có, công nghệ từ phòng thí nghiệm đi thẳng ra thực tế.

Về môi trường, dự án nằm ngay đầu nguồn sông Vàm Cỏ, dòng chảy không lớn, nên nguồn nước thải khó thoát được nhanh, dễ tạo ra nguy cơ ô nhiễm cho tỉnh Long An và các địa phương trong khu vực nên không nên tiếp tục dự án.

Trong khi đó, để xử lý dự án, Bộ Công Thương đã trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và triển khai phương án bán đấu giá tài sản. Tuy nhiên, nhưng những năm qua, phương án này không triển khai được do không có nhà đầu tư nào tham gia qua 3 lần tổ chức đấu giá.

Dự án Nhà máy bột giấy Phương Nam được Thủ tướng cho phép Công ty Đầu tư phát triển Giao thông vận tải (TRACODI) làm chủ đầu tư vào tháng 10/2003 với số vốn hơn 1.487 tỷ đồng, quy mô 100.000 tấn bột giấy/năm. Tháng 11/2007, TRACODI điều chỉnh tổng mức đầu tư lên gần 2.287 tỷ đồng.

Do chủ đầu tư gặp khó khăn, tháng 6/2009, Thủ tướng quyết định chuyển giao chủ đầu tư dự án từ TRACODI sang VINAPACO. Tổng số vốn TRACODI đã thực hiện đầu tư vào dự án là khoảng 2.021 tỷ đồng.

Đến tháng 6/2012, VINAPACO cơ bản hoàn thành xây dựng, lắp đặt thiết bị và chạy thử không tải. Song, quá trình chạy thử có tải không thành công. VINAPACO tiếp tục điều chỉnh tổng mức đầu tư lên gần 3.410 tỷ đồng và tìm các phương án đưa dự án vào hoạt động nhưng nhà máy không vận hành được.

Sau khi xem xét, đánh giá toàn diện hiện trạng dự án, các bộ, ngành và đơn vị có liên quan, Bộ Công Thương nhận thấy dự án đã không đạt được mục tiêu, việc đưa nhà máy vào vận hành không khả thi và đề xuất với Chính phủ cho phép dừng dự án.

Năm 2014, Thủ tướng đồng ý đề nghị của Bộ Công Thương về việc dừng đầu tư dự án, đồng thời giao Bộ khẩn trương xây dựng phương án xử lý đối với dự án.