Trên diễn đàn Toutiao, bài đăng kể về 1 người đàn ông
Chú được bố tôi chăm từ nhỏ, nay thừa kế tài sản coi bố như người dưng: Dính líu tới 1 chữ này thì tình thân cũng mất
Đối đãi hết lòng với người thân, người đàn ông Trung Quốc nhận cái kết đắng. Trước khi nghĩ cho người khác, ai cũng nên suy nghĩ cho bản thân mình trước.
Bố và chú ruột có cuộc sống khác hẳn nhau. Ảnh minh họa: Internet
Sau bố còn 1 chú kém 7 tuổi, khác với bố, từ nhỏ chú đã sống rất an nhàn. Trong khi bố mẹ tôi phải vất vả từng ngày thì chú lại sống rất đơn điệu. Vì không chịu tính toán làm ăn nên gia cảnh nhà chú thím kém hơn bố mẹ tôi ít nhiều. Tuy nhiên, bố không vì thế mà tỏ thái độ với chú. Ngược lại, bố luôn nghĩ tới gia đình em ún, giúp đỡ mọi thứ nếu có thể.
Vì bố mẹ tự lực cánh sinh, nay đã có chút của ăn của để nên ông bà không có ý định giúp đỡ. Từ khi bắt đầu lập nghiệp tới nay, bố mẹ tôi chưa nhận được sự giúp đỡ nào của ông bà. Tuy nhiên, 2 người chỉ biết bảo ban nhau làm ăn, tự dựa vào sức mình để làm nên sự nghiệp.
Trong khi đó, vì chú ruột không chịu tính toán làm ăn nên gia đình cũng không mấy khấm khá. Ông bà vì thế đã hỗ trợ rất nhiều. Họ luôn lấy lý do chú út còn thiếu thốn nhiều thứ nên cần hỗ trợ để cuộc sống đủ đầy hơn.
Đỉnh điểm, có lần chú út nợ nần, ông bà nội còn yêu cầu bố tôi phải hỗ trợ chú mặt tài chính. Ông bà mong muốn 2 anh em đều sống đủ đầy, không ai phải sống trong khổ sở, túng thiếu.
Nghe lời ông bà, bố tôi giúp chú thoát khỏi khó khăn. Tuy nhiên chú tôi càng không chịu làm ăn, suốt ngày chỉ lo tận hưởng, dựa dẫm vào người khác. Dù chú sống như vậy nhưng bố không hề khó chịu, chỉ khuyên bảo chân thành rằng phải nghĩ cho tương lai và vợ con.
Sau khi thừa kế người chú “lật mặt”
Khi ông bệnh tật rồi qua đời, bà nội tôi còn 1 khoản tiền tiết kiệm là 260.000 NDT (850 triệu đồng). Nhiều năm sau bà cũng mắc bệnh nặng và liên tục phải thăm khám trong bệnh viện, số tiền chữa bệnh không hề nhỏ. Khi tiêu hết tiền tiết kiệm, người nhận trách nhiệm chăm lo cho bà cũng chỉ có bố tôi.
Bố mẹ thêm gánh nặng tiền bạc, ngày nào cũng lo cho sức khỏe của bà từng li từng tí. Thậm chí sau khi bà xuất viện về nhà, bố mẹ còn thuê 1 người giúp việc để ngày ngày lo cho bà ăn uống.
Tuy nhiên, sau khi bà mất, tôi sốc nặng khi biết tin di chúc của bà có ghi người thừa kế tài sản là chú út. Toàn bộ di chúc bà không hề nhắc đến tên bố tôi dù đó mới là người tận tâm tận lực với ông bà.
Bố buồn lòng khi ông bà để lại toàn bộ tài sản cho chú. Ảnh minh họa: Internet
Lúc này, chú út từ đối xử tốt với bố mẹ tôi lại “trở mặt”. Chú vênh váo vì có cả 1 ngôi nhà thừa kế từ ông bà nội, ngày càng lười biếng không chịu làm ăn. Thậm chí, chú ruột còn trách móc bố mẹ tôi sống không hết lòng với chú mặc dù bố tôi vì tình thương mà quan tâm đủ điều.
Bố mẹ chẳng đáp lại, chỉ cảm thấy buồn trong lòng. Bố hối hận vì xưa kia đã nghe lời ông bà và hỗ trợ tài chính cho chú.
Khi dính líu tới chữ tiền bạc, ngay cả người thân cũng có thể trở mặt với chúng ta. Bởi vậy, đối với những người sống không có tình cảm thì không nhất thiết chúng ta phải đối xử hết lòng. Đừng để tình thương mình trao cho họ trở thành thứ vô dụng, mất giá trị, hãy đặt tình thương và niềm tin đúng người.
Theo Toutiao