Tập 4 The Moneyverse (Vũ trụ đồng tiền) tiếp tục với chủ đề "Ngân hà đầu tư", 3 trường đại học tham gia bao gồm: Học viện Tài chính, Trường Đại học Điện lực và Trường Đại học Mở Hà Nội.
Trước khi bước vào vòng thi đầu tiên Monee Hunter - Săn tiền thưởng", giám khảo Dương Ngọc Trinh nhắn nhủ các phi hành gia: "Bên cạnh một khái niệm, để giải quyết và giải thích được nó đúng là điều đương nhiên. Nhưng lần này tôi mong muốn các em giải thích kiểu gì mà đến một em bé 8 tuổi cũng phải hiểu được khái niệm mà các em đang trình bày".
Trong đó, từ khóa chính cần giải nghĩa ở tập phát sóng lần này là " Lãi kép". Nói về điều này, PGS. TS Đỗ Hoài Linh cho biết: "Bản chất của lãi kép là lãi đẻ ra lãi. Ví dụ số tiền mình có là con gà, con gà đẻ ra trứng thì quả trứng chính là tiền lãi, sau đó chúng ta dùng quả trứng đó để dành và ấp thành một con gà tiếp theo thì những con gà tiếp đó nó lại đẻ ra những quả trứng mới. Từ một con gà nó sẽ đẻ ra cho chúng ta một đàn gà sung túc và nảy nở ”.
PGS. TS Đỗ Hoài Linh được biết đến là một trong những chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Trong chia sẻ gần đây, bà Linh nhận xét Gen Z có rất nhiều thuận lợi so thế hệ X, Y, nhưng cũng có vô vàn khó khăn: căng thẳng, biến động địa chính trị phức tạp, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ trở thành một phần tất yếu của cuộc sống. Vì thế hình thái, nội dung kiến thức và kỹ năng của thế hệ Gen Z cao hơn thế hệ trước rất nhiều.
Trở lại với từ khoá lãi kép, TS. Cấn Văn Lực bổ sung: "Chúng ta có 3 cụm từ mà các cụ vẫn thường hay nói, gồm "Lãi mẹ đẻ lãi con", "Lãi chồng lãi" và " lãi của cả gốc và lãi" - đấy chính là lãi kép".
Với phần thi "Bigbang - Đầu tư giả lập" liên quan đến cách thức phân bổ tài sản. TS. Cấn Văn Lực tiếp tục đưa ra lời khuyên về kinh nghiệm đầu tư: "Nên biết đâu đó 3 đến 4 nguyên tắc quan trọng trong đầu tư: một là đa dạng hoá, hai là bám sát mục tiêu, khẩu vị rủi ro và nguồn lực của mình có đến đâu, đặc biệt là mong đợi để tính được lãi suất kỳ vọng của chúng ta ”.
Bối cảnh ở phần phân bổ tài sản tập 4 như sau: GDP đạt 6-6,5% và lạm phát đạt 4% trong năm liền trước, ngân hàng trung ương duy trì mức lãi suất tái cấp vốn ở mức 0%, có bộ máy chính phủ mới, thị trường chứng khoán có một năm biến động và đang phục hồi, đặc biệt thị trường vừa trải qua một năm bùng nổ các thương vụ sáp nhập và mua lại doanh nghiệp.
Sau khi nhận được đề bài về bối cảnh, các đội phân bổ như sau:
+ Học viện Tài chính: tài sản 10% tiền kỹ thuật số, 20% cổ phiếu ngân hàng, 30% cổ phiếu hàng tiêu dùng, 20% tiền mặt, 20% căn hộ chung cư với mong muốn thu được lợi nhuận 20% mỗi năm dư vào 2 loại cổ phiếu và căn hộ chung cư.
+ Trường Đại học Mở Hà Nội: đầu tư 15% kim loại quý, 25% cổ phiếu ngân hàng, 25% cổ phiếu hàng tiêu dùng, 10% cổ phiếu thép, 15% căn hộ chung cư và 10% dầu mỏ với kỳ vọng lãi suất từ 12 đến 15%.
+ Trường Đại học Điện lực: 5% tiền kỹ thuật số, 40% cổ phiếu ngân hàng, 30% cổ phiếu hàng tiêu dùng, 10% tiền mặt và 15% cổ phiếu thép.
TS. Cấn Văn Lực chia sẻ thêm: “ Nên biết đâu đó 3 đến 4 nguyên tắc quan trọng trong đầu tư: một là đa dạng hoá, hai là bám sát mục tiêu, khẩu vị rủi ro và nguồn lực của mình có đến đâu, đặc biệt là mong đợi để tính được lãi suất kỳ vọng của chúng ta”.
Kết quả, Trường Đại học Mở Hà Nội chiến thắng giành được nguồn lực lớn nhất để mang vào hành trình đầu tư giả lập tiếp theo sau khi kêu gọi vốn.
Và phần thi cuối cùng "Black Hole - Hố đen vũ trụ", câu hỏi mở khoá là "Bạn sẽ không thể tồn tại trong Ngân hàng Đầu tư nếu không…?", trải qua các mật mã như 'Kế hoạch đầu tư dài hạn", "thiếu kiến thức", "Kiểm soát cảm xúc", Trường Đại học Điện lực chiến thắng chung cuộc khi đưa ra đáp án 'Quản trị rủi ro'.
Được biết, Giải đấu The Moneyverse là sân chơi mà các bên mong muốn phổ cập sớm kiến thức đầu tư cho thế hệ mới GenZ, bao gồm 5 phần: Kiếm - Tiêu - Tích lũy - Đầu tư - Bảo toàn. Các thí sinh tham gia sẽ có cơ hội nhận 1 tỷ đồng đầu tiên của Giải đấu, cơ hội làm việc tại các định chế tài chính hàng.