Sống "thờ ơ" với con cái, tuổi 75 vào viện dưỡng lão khiến tôi nhận ra bài học đắt giá: Thiếu tình thân, tiền bạc nhiều đến đâu cũng là dư thừa

Admin

Tưởng có thể sống tốt mà không cần đến con cái, người cha Trung Quốc dọn đến viện dưỡng lão ở rồi phải “quay xe” vì nhiều rắc rối nảy sinh.

Sống thờ ơ với con cái, tuổi 75 vào viện dưỡng lão khiến tôi nhận ra bài học đắt giá: Thiếu tình thân, tiền bạc nhiều đến đâu cũng là dư thừa - Ảnh 1.

*Dưới đây là bài chia sẻ của tác giả Lâm Quốc Hữu, được đăng trên trang Toutiao (

Vì vậy, tôi nghĩ vào viện dưỡng lão như vậy sẽ thoải mái hơn nhiều so với việc tới Bắc Kinh để sinh sống như con cái đã sắp đặt. Tôi vẫn tiếp tục sống một mình ở nhà trong vài năm cho đến khi một trận ốm dài khiến kế hoạch chuyển đến việc dưỡng lão của tôi thực sự bắt đầu.

Khi mới chuyển đến, tôi cảm thấy khá ổn khi bản thân nhanh chóng hòa nhập với mọi người. Buổi sáng, tôi đọc báo, đánh cờ và ca hát. Buổi chiều, tôi khiêu vũ và tập thể dục với những cụ già khác. Ban đầu, tôi cảm thấy nơi đây thoải mái chẳng khác gì ở nhà. Tuy nhiên chỉ vài tháng sau đó, tôi cảm thấy hối hận về quyết định của mình.

Hầu hết, những người cao tuổi vào ở viện dưỡng lão đều là người có điều kiện kinh tế tốt. Ở đây, ai cũng được chăm sóc rất tận tình. Tuy nhiên, điều khiến tôi thấy bản thân mình thiệt thòi hơn những người khác chính là sự thiếu vắng tình thân.

Nhiều cụ già đến viện dưỡng lão sinh sống vì họ không muốn làm phiền tới con cháu, một số khác đến đây vì con cái quá bận rộn nên không có nhiều thời gian chăm sóc. Tuy nhiên cứ đến cuối tuần hay nghỉ lễ, họ đều có con cháu vào thăm hoặc được đưa về nhà chơi vài ngày. Chỉ có mỗi mình tôi là chẳng ai đến thăm, cũng chẳng được đón về. Những lúc như thế, tôi cảm thấy rất buồn tủi và cô đơn.

Sống thờ ơ với con cái, tuổi 75 vào viện dưỡng lão khiến tôi nhận ra bài học đắt giá: Thiếu tình thân, tiền bạc nhiều đến đâu cũng là dư thừa - Ảnh 6.

Hơn nữa, nếu để ý kỹ, tôi còn nhận thấy rằng những cụ già có con cháu hay đến thăm thường được các y tá ở đây chăm sóc rất chu đáo, hơn hẳn những người “neo đơn” giống như tôi. Hóa ra, người thân của họ đến sẽ thường tặng quà cho các y tá, bởi thế mà bố mẹ của họ được chăm sóc đặc biệt hơn.

Bài học ở tuổi xế chiều

Sau nửa năm sống tại đây, tôi nhận ra một điều rằng khi về già, nếu không có người thân, con cái bên cạnh thì dù giàu có đến đâu, cuộc sống cũng không hề dễ dàng. Cũng như ở viện dưỡng lão, những người có con cái quan tâm và thăm hỏi thực sự sẽ được đối xử khác biệt hơn hẳn.

Sống thờ ơ với con cái, tuổi 75 vào viện dưỡng lão khiến tôi nhận ra bài học đắt giá: Thiếu tình thân, tiền bạc nhiều đến đâu cũng là dư thừa - Ảnh 7.
TIN LIÊN QUAN

Bị tăng tiền nhà 2 lần trong 1 năm, khách thuê tung chiêu độc khiến bà chủ nhà phải xin lỗi

Sau đó, tôi đã đưa ra quyết định trở về căn nhà ở Bắc Kinh mà con trai đã mua cho để sống. Bên cạnh sự chăm sóc của gia đình con gái, tôi còn thuê thêm người phụ giúp để cuộc sống về già nhẹ nhàng hơn. Cũng từ đây, mối quan hệ của tôi và 2 người con cũng được cải thiện hơn trước. Hằng ngày được con cái hỏi han và quan tâm, tôi thấy cuộc sống của mình hạnh phúc và ý nghĩa hơn.

Con người ta khi về già, dù giàu có đến đâu, có ở nơi tốt như thế nào cũng khó có thể sống tốt nếu thiếu người thân trong gia đình. Sau tất cả, tôi hiểu ra một điều rằng mấu chốt của một cuộc sống hạnh phúc không phải là bạn có bao nhiêu tiền, mà là bạn có những người thân trong gia đình quan tâm và đồng hành hay không?

(Theo Toutiao)